Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Cơ điện Trần Phú ppt (Trang 62 - 65)

IV- Đánh giá chung về công tác tham dự thầu của Công ty Cơ điện Trần Phú

3.Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước:

*Kiến nghị 1: Phương pháp đánh giá

Đối với đấu thầu xây lắp, như quy định hiện nay, về mặt kỹ thuật nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt (từ 70% điểm trở lên là đạt, dưới 70% điểm là không đạt ) thì đương nhiên về năng lực, kỹ thuật và chất lượng công trình không được coi trọng. Điều này nguy hiểm, nhất là đối với công trình có yêu cầu về chất lượng cao. Vậy kiến nghị với nhà nước nên đưa mức sàn yêu cầu “ đạt “ cần nâng lên trên 80% hoặc cao hơn, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Bởi vì, chỉ có như vậy thì công trình khi đấu thầu mới đạt được giá cả hợp lý, để đảm bảo chất lượng công trình. Đặc biệt là loại trừ được những đơn vị yếu kém hơn về kỹ thuật, năng lực thi công và góp phần vào việc làm giảm những tiêu cực trong đấu thầu.

* Kiến nghị 2: Giá xét thầu

Quy chế đấu thầu quy định bỏ giá sàn và không quy định cụ thể về giá trần

đối với các loại hợp đồng “chìa khoá chao tay hay hợp đồng điều chỉnh giá hoặc hợp đồng trọn gói” mà chỉ quy định giá bỏ thầu không được vượt giá TMĐT, TDT, DT được duyệt. Tình hình hiện nay, việc xem nhẹ giá trần, bỏ giá sàn là chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam, là vấn đề gây nên nhiều hệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi đấu thầu mà không có giá sàn có thể xảy ra những trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất

Khi đấu thầu có sự “ thoả thuận ngầm” thì giá thấp nhất của người trúng thấu chưa chắc đã phải là giá tối ưu của gói thầu mà chủ đầu tư mong muốn. Bởi vì, về nguyên tắc hiện nay, sau khi đạt điểm kỹ thuật (từ 70% điểm trở lên) thì cứ ai có giá thấp nhất và không vượt tổng TMĐT hoặc TDT, DT hạng mục là được. Nên khi đã “thoả thuận ngầm” với nhau rồi thì không có lý do gì mà các nhà thầu lại không tận dụng và khai thác triệt để vào điểm chưa chặt chẽ này.

+ Trường hợp thứ hai

Khi đấu thầu mà không thể “ thoả thuận ngầm” với nhau được thì các nhà thầu sẽ giảm giá dự thầu xuống thấp tùy ý để trúng thầu, bất chấp cơ sở của những xây dựng cần thiết mà gói thầu yêu cầu, nên dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo chất lượng và không an toàn cho người sử dụng. Thậm chí có nhà thầu còn bỏ cuộc không thể triển khai được hợp đồng.

Khi đấu thầu có giá trần và sàn được tính toán chuẩn xác và chặt chẽ thì dù trong trường hợp các nhà thầu có “thoả thuận ngầm” với nhau giá của nhà trúng thầu vẫn nằm trong khoảng giới hạn trên (giá trần) và giới hạn dưới (giá sàn) đã được xem xét, tính toán một cách khách quan trước khi đấu thầu. Do vậy, đề nghị với nhà nước nên quy định giá sàn (giá tối thiểu) và giá trần (giá giới hạn trên) trong quy chế đấu thầu. Điều này giúp cho công tác đấu thầu tăng thêm tính cạnh tranh, lành mạnh, công bằng, minh bạch, chống lãng phí và thất thoát trong công tác quản lý của Nhà nước.

* Kiến nghị 3: Tăng cường chi phí cho công tác giáo dục, cân đối đồngbộ giữa các loại giáo dục: Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đồng thời cử thêm sinh viên sau đại học đi du học. Biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, trong đó có cả đội ngũ cán bộ đấu thầu.

nước để mở rộng cơ hội đầu tư cho các chủ đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà thầu trong việc tiếp cận các gói thầu.

KT LUN

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh cũng muốn thu được lợi nhuận cao nhất, còn đối với nhà thầu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện trước hết là ở khả năng thắng thầu. Vì thế, việc đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng thắng thầu là một trong các vấn đề chính và thường xuyên được đặt ra đối với mỗi nhà thầu. Hơn nữa, do việc tham dự đấu thầu có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của các đơn vị này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của mình đối với các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú và nhận thấy vẫn còn một số những khó khăn và thách thức trong công tác tham dự thầu của Công ty, bài viết của em đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tham dự thầu tại công ty, với mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Em mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét, nghi nhận đồng thời cũng hy vọng với những nỗ lực và khả năng của mình, công ty sẽ không ngừng khẳng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp hơn nữa vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

TÀI LIU THAM KHO

1. Giáo trình Kinh tếĐầu tư của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Bài giảng đấu thầu của cô Đinh Đào Ánh Thuỷ

2. Giáo trình Lập dự án của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Báo đấu thầu 4. website: www.mpi.gov.vn www.tranphucable.com.vn www. slideshare.net www.thuvienluanvan.com www.dauthauvn.com dantri.com.vn

5. Luận văn tốt nghiệp khoá 45, 47 đại học Kinh tế quốc dân 6. Luật đấu thầu

7. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/9/1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu

8. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ

9. Thông tư số 04/2000/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành ngày 26/5/2000 về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu (ban hành) kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ và nghị định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/5/2000

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Cơ điện Trần Phú ppt (Trang 62 - 65)