Xuất chương trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 76 - 81)

1. Chương trình đào tạo cử nhân

Bên cạnh việc sử dụng kết quả thu được từ nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, chương trình đào tạo cử nhân được định hướng xây dựng trên cơ sở nền tảng chương trình quản trị kinh doanh du lịch cũ (chương trình xuất phát được trường ĐH Kinh tế Huế xây dựng) sửa đổi chuyên sâu về quản trị khách sạn và được đúc kết từ việc tham khảo rất nhiều chương trình về đào tạo du lịch trong và ngoài nước. Đối với chương trình ngoài nước, nhóm nghiên cứu tập trung vào học hỏi chương trình về đào tạo quản trị kinh doanh du lịch- khu nghĩ dưỡng của ĐH Hawaii ( với sự tư vấn trực tiếp của cựu hiệu trưởng trường du lịch Hawaii về các học phần mang tính chuyên sâu trong ngành khách sạn- nghĩ dưỡng, thời lượng và sự bố trí về việc thực tập môn học trong thời gian học, sử dụng cơ sở khách sạn của trường để phục vụ cho việc phát triển và nâng cao kỹ năng quản lý của sinh viên), chương trình QTKD khách sạn của ĐH Auckland newzealand, chương trình QT khách sạn của ĐH Nanyang Cornell và đặc biệt với sự tư vấn giúp đỡ tích cực của các chuyên gia Pháp từ trường ĐH có kinh nghiệm đào tạo lâu năm về QTKDDL-KS Perpignan. Ngoài ra, việc chỉnh sửa chương trình đề xuất đã được tiến hành 2 lần sau khi tham dự hội thảo về đào tạo nhận lực du lịch cho tiểu vùng sông Mêkong ( tổ chức ở Phnompenh ) và đào tạo về du lịch( tổ chức ở Bangkok).

Các kiến thức chuyên sâu chuyên ngành được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá về sự cần thiết của các nội dung kiến thức liên quan đến quản trị kinh doanh du lịch- khách sạn. Các nội dung kiến thức được xem là quan trọng đối với tất cả các đối tượng sẽ được bố trí vào nhóm các môn học chuyên ngành bắt buộc. Các nhóm kiến thức được đánh giá quan trọng tùy vị trí công việc sẽ được bố trí vào nhóm các môn học tự chọn.( Xem phụ lục 2.1).

2. Chương trình đào tạo ngắn hạn

Chương trình đào tạo ngắn hạn được xây dựng theo từng chủ đề dành cho các đối tương cụ thể như chương trình dành cho quản lý cao cấp, giám sát, nhân viên hỗ trợ kinh doanh hay bộ phận dịch vụ.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, cu thể nội dung chương trình sẽ tập trung vào các các định hướng sau:

• Chương trình dành cho quản lý: Chủ đề dành cho các cán bộ quản lý tập trung ở marketing – bán hàng ở các mảng lớn sau: Khách hàng, xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, chiến lược giá và mảng thúc đẩy bán các dịch vụ. .( Xem phụ lục 2.2)

• Chương trình dành cho giám sát: Chủ đề dành cho các cán bộ ở vị trí giám sát tập trung ở các kiến thức liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn đánh giá và cách đánh giá kiểm soát được cho là quan trọng đối với vị trí mà họ đang đảm nhận cụ thể như lập bảng mô tả công việc , xây dựng định mức lao động chuẩn, đánh giá lao động, phối hợp làm việc nhóm, vệ sinh an toàn thực phẩm….( Xem phụ lục 2.3)

• Chương trình dành cho nhân viên hỗ trợ kinh doanh: Chủ đề cho nhân viên các bộ phận hỗ trợ kinh doanh ( chủ yếu là những đối tượng chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến tổ chức hành chính, kinh doanh – tiếp thị, nhân

sự và kế toán ) tập trung ở mảng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc.,định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm, nâng cao hiệu quả bán hàng.( Xem phụ lục 2.4)

• Chương trình dành cho bộ phận dịch vụ: Chủ để tập trung ở các nội dung được liên quan đến mảng marketing đi từ việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng đến việc xây dựng thương hiệu và lưu giữ khách hàng ( Xem chi tiết phân tích nhu cầu và lý giải trang 50) .( Xem phụ lục 2.5)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Như vậy, với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong vòng 2 năm với sự điều tra thăm dò nhu cầu của 46 doanh nghiệp ( trong đó có 16 doanh nghiệp thật sự hợp tác) kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng qua sự hỗ trợ của phần mềm phân tích số liệu SPSS và Stata, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:

• Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn- nhà hàng có nhu cầu đào tạo kiến thức liên quan đến quản trị kinh doanh du lịch – khách sạn tập trung ở các khách sạn được phân hạng, chủ yếu ở các khách sạn từ 3-4 sao. Các khách sạn có yêu cầu tiêu chuẩn cao nhưng đã đi vào kinh doanh hoạt động từ lâu ít có nhu cầu do đã ổn định và có chương trình đào tạo riêng. Một số khách sạn hạng trung bình ( 2 sao) có nhu cầu đào tạo do định hướng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

• Nhân viên các khách sạn lớn đã ổn đinh vẫn có nhu cầu theo học với động cơ quan trọng nhất là để nâng cao năng lực, và trình độ cá nhân.

• Chương trình được quan tâm nhất là chương trình có sự tham gia của yếu tố nước ngoài với mức chấp nhận chi trả ở ngưỡng 5- 6 triệu/ học kỳ. Khóa học ngắn hạn được chấp nhận ở mức 2-3 triệu/ khóa khi được cấp chứng chỉ, bằng cấp nước ngoài hoặc liên kết nước ngoài.

• Nội dung đào tạo được đánh giá quan trọng chung cho tất cả các đối tượng liên quan đến kinh doanh khách sạn- nhà hàng, Marketing, Nâng cao hiệu quả công việc, Ngoại ngữ KS-NH. Ngoài ra đối với mỗi vị trí đảm nhận của lao động nhu cầu về một số nội dung đặc trưng cho yêu cầu công việc đã được phản ánh qua kết quả nghiên cứu.

• Đông cơ thúc đẩy quan trọng nhất đối với người học đó là việc nâng cao năng lực, trình độ. Yếu tố cản trở quan trọng là khả năng đáp ứng đối với yêu cầu công việc hiện tại và sự nghi ngờ ( không rõ) về giá trị nhận được từ đào tạo.

Ngoài các kết quả nghiên cứu chủ yếu trên , nhóm nghiên cứu đã đề ra các giải pháp nhằm xây dựng chương trình học đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp áp dụng cho phía đơn vị đào tạo. Tuy nhiên để các giải pháp có thể phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp của doanh nghiệp và các các cơ quan chức năng:

• Đối với cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ thể hiên trong các cơ chế quản lý liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch thông qua các quy định mang tính pháp lý (và biện pháp thực thi) đối với yêu cầu về trình độ và chuyên môn đào tạo đối với các cơ sở kinh doanh du lịch nói chung và khách sạn- nhà hàng nói riêng ( cấp giấy phép kinh doanh và xếp hạng)

• Về phía doanh nghiệp, cần phải có sự hợp tác tích cực hơn nữa trong việc phản ánh nhu cầu và cung cấp thông tin phản hồi một cách nghiêm túc đối với chương trình được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu để chương trình được xây dựng thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Với các kết quả đạt được từ nghiên cứu, có thể thấy rằng để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và người học cần phải: Định hướng xây dựng chương trình theo nhu cầu của người học cụ thể ở việc:

xây dựng nội dung học theo yêu cầu công việc, xây dựng chương trình có yếu tố nước ngoài, cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao tính thực tiễn, tổ chức chương trình học linh hoạt.

Để có thể thu hút được người học cần xây dựng chiến lược marketing theo đinh hướng tác động đến các yếu tố cản trở và tạo động cơ thúc đẩy cụ thể như: tác động đến nhận thức của quản lý về giá trị của nguồn nhân lực,tác động đến nhận thức- quan điểm đào tạo không gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tác động đến nhận thức- quan điểm chương trình không chất lượng; Đối với người học phải đinh hướng Marketing giá trị “cốt lõi” của việc bồi dưỡng kiến thức QTKDDL-KS là nâng cao năng lực, trình độ.

Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng về nhu cầu đào tạo kiến thức về QTKDDL- KS ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với thông tin chi tiết về quy mô nhu cầu, đặc điểm nhu cầu và đã đề ra được các giải pháp cụ thể cho đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì lý do khách quan là không tiếp cận được những đối tượng không quan tâm đến đào tạo QTKDDL-KS, nhóm nghiên cứu đã không tiến hành phân tích sâu và không tiến hành thống kế được những đặc điểm về yếu tố cản trở, hay những lý do không muốn học ( ngoài lý do nêu ra để từ chối là không có thời gian, quy mô doanh nghiệp nhỏ, và chỉ cần nghiệp vụ là đủ) của những doanh nghiệp đó.

Do những khó khăn về tinh thần hợp tác và sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn – nhà hàng về đào tạo kiến thức QTKDDL-KS, quy mô mẫu sử dụng để phân tích nhu cầu vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc kết quả phân tích của một số mô hình có độ tin cậy chưa tối ưu.

Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào nhu cầu đào tạo về mặt nội dung kiến thức, vẫn chưa nghiên cứu sâu về mặt kỹ năng, và thái độ cần phải có đổi với các vị trí công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp vì vậy chương trình được thiết kế lại chưa phản ánh được phần nội dung hay phương pháp giảng dạy để đảm bảo các kỹ năng hoặc thái độ làm việc…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• TS Trần Thị Mai, Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên

• Đoàn Công Thiện, Phân tích cầu nhân sự ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá

Christine Jaszay, Paul Dunk – Thiết kế đào tạo cho ngành công nghiệp Du lịch – theo Thomson Delmar, 2003

• TS. Nguyễn Văn Mạnh và ThS. Hoàng Thị Lan Hương. Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn. NXB Lao động xã hội, 2004.

• Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành du lịch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Huế- 2008

• Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Số: 97/2002/QĐ-TTg

• Conseil Quebecois des ressource humaines en tourisme - Ênquête sur les pratiques de formation des PME de l'industrie touristique - Societé BPS 2003 • Conseil Quebecois des ressource humaines en tourisme - Étude des besoins de

formation du seteur de la restauration - Association des restaurateur du Quebec 2002

• CQRHT, ARQ, Emploi Quebec - Des services de formation offerts aux restaurateurs du Quebec - 2003

• Jean stafford, Sylvie Gagnon - Besoins de formation et satisfaction au travail du personnel syndiqué de l'hôtellerie et de la restauration au Quebec – 1999 • Các website www.vietnamtourism.gov.vn http://www.thuathienhue.gov.vn/ http://sldtbxh.hue.gov.vn/portal/ www. dulich vn.org.vn www.vietnamnet.vn

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w