Động cơ thúc đẩy tham gia bồi dưỡng kiến thức của lao động

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 61 - 64)

1. Các nhóm động lực của người lao động

Để xác định nhóm nhân tố quan trọng có tác động đến động cơ tham gia học tập của nhóm đối tượng phỏng vấn, 8 biến được đưa vào phân tích bằng phương pháp “nhân tố”. Kết quả thu được 2 nhóm nhân tố ( 6 biến thành phần) giải thích 65 % sự biến động của nhóm động cơ của việc đi học.

Bảng 2.5. Nhóm động cơ – phân tích nhân tố

Nhóm nhân tố Tương quan nhân

tố

Tỷ lệ giải thích (%)

Nhóm 1 – Nâng cao năng lực cá nhân 43.834

Đáp ứng nhu cầu công việc .918 Nâng cao năng lực làm việc .834 Nâng cao hiểu biết trình độ cá nhân .802

Nhóm 2- Lợi ích nhận được sau đào tạo 21.200

Cơ hội tăng lương .865

Cơ hội được thưởng .793

Cơ hội thăng tiến sau đào tạo .667

65.033

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Bảng 2.6. Kiểm định nhân tố nhóm động cơ

Determinan

t Kaiser Mayer olkin test Bartlett

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bồi dưỡng kiến thức

.026 .734 0.000

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) với giá trị 0.734 (lớn hơn 0.5) cho thấy rằng mẫu đủ lớn để thực hiện phân tích nhân tố. Bartlett kiểm định phương sai có ý nghĩa với giá trị nhỏ hơn 0.05. Determinant nhỏ nhưng khác 0 vì vậy chúng ta có thể sự dụng kết quả thu được từ phương pháp phân tích nhân tố để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo (Bảng 2.6).

Nhóm nhân tố thứ nhất đáng chú ý, là động cơ thúc đảy mạnh mẽ nhất nhu cầu của người học đó chính là nhóm động cơ liên quan đến việc nâng cao năng lực cá nhân (giải thích 43.8 % phương sai) trong đó quan trọng nhất là nhu cầu học tập để đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại(hệ số tương quan nhân tố là 0.918), tiếp đó là nhu cầu học tập để nâng cao năng lực (hệ số tương quan nhân tố là 0.834), và sự hiểu biết của cá nhân( hệ số tương quan nhân tố là 0.8). Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với việc lựa chọn chiến lược marketing về giá trị của chương trình đến người học.

Nhóm nhân tố thứ 2 là nhóm nhân tố liên quan đến lợi ích nhận được sau đào tạo (giải thích 21% phương sai). Như vậy có thể thấy là nhóm nhân tố lợi ích này

cũng là động cơ quan trọng thúc đẩy người học tham gia bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch – khách sạn. Tuy nhiên có thể thấy rõ rằng mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố này không mạnh bằng động cơ nâng cao năng lực cá nhân. Trong nhóm động cơ liên quan đến lợi ích nhận được sau đào tạo, cơ hội được tăng lương là lợi ích thiết thực mà các đối tượng được phỏng vấn quan tâm ( hệ số tương quan nhân tố 0.87) Cơ hội được thưởng ( 0.79) được đánh giá quan trọng hơn so với cơ hội thăng tiến ( .67).

2. Yếu tố cản trở nhu cầu học

Việc nghiên cứu các yếu tố cản trở đến nhu cầu học tập đóng vai trò quan trọng không kém việc phân tích các yếu tố tác động đến động cơ. Sự thực hiện song song hai biên pháp tạo động cơ thúc đẩy và dỡ bỏ rào cản sẽ giúp biến nhu cầu học tiềm năng thành cầu thật sự. Các đối tượng tham gia phỏng vấn có thể khẳng định là những người quan tâm đến đào tạo, tuy nhiên với những lý do, khó khăn khách quan và chủ quan không phải nhu cầu của tất cả các đối tượng tích cực này đều có thể trở thành cầu thực sự. Vậy các yếu tố nào đã cản trở việc tham gia học tập của người lao động?

Để xác định nhóm nhân tố quan trọng trong việc cản trở hay có tác động tiêu cực đến động cơ tham gia học tập của nhóm đối tượng phỏng vấn, 16 biến được đưa vào phân tích bằng phương pháp “ nhân tố”. Kết quả thu được 5 nhóm nhân tố ( 14 biến thành phần) giải thích 74.41% sự biến động của nhóm yếu tố cản trở việc đi học.

Bảng 2.7. Các yếu tố cản trở nhu cầu- phân tích nhân tố

Nhóm nhân tố Tương quan

nhân tố

Tỷ lệ giải thích (%)

Nhóm 1 – Nhận thức chưa đầy đủ về nhu cầu đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35.126

Có thể tự học .910

Quy mô doanh nghiệp nhỏ .765

Ưu tiên cho việc khác .755

Đã có đủ kinh nghiệm .713

Đã được đào tạo .646

Nhóm 2- không thấy rõ được các lợi ích nhân

được sau đào tạo 15.861

Không thấy được rõ ràng lợi ích nhận được sau đào tạo

.806

Không có thời gian .781

Không cần thiết đối với công việc .741

Mệt mỏi sau ngày làm việc .712

Nhóm 3 – Hỗ trợ của doanh nghiệp 9.362

Doanh nghiệp không hỗ trợ chi phí .873

Nhóm 4 – Giá trị của chương trình 7.535

Không tin tưởng vào chất lượng chương trình .850 Không rõ về giá trị nhân được so với chi phí bỏ ra .752

Nhóm 5 – Khác 6.525

Chi phí cao hơn mức dự trù cho việc học .700 Doanh nghiệp không có chính sách khuyến khích .675

74.409

Bảng 2.8. Kiểm định nhân tố- Các yếu tố cản trở nhu cầu

Determinan t

Kaiser Mayer olkin test

Bartlet t

Các yếu tố cản trở tham gia học 9.74E-005 .746 0.000

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) với giá trị 0.746 ( lớn hơn 0.5) cho thấy rằng mẫu đủ lớn để thực hiện phân tích nhân tố. Bartlett kiểm định phương sai có ý nghĩa với giá trị nhỏ hơn 0.05. Determinant rất nhỏ nhưng khác 0 vì vậy chúng ta có thể sự dụng kết quả thu được từ phương pháp phân tích nhân tố để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo. (Bảng 2.8)

Nhóm nhân tố thứ nhất, nhận thức chưa đầy đủ về nhu cầu đào tạo (tự cho rằng

có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại là nhóm nhân tố cản trở đóng vai trò quan trọng nhất (giải thích 35.13%). Trong đó, quan điểm cho rằng có thể tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhu cầu của người học ( 0.91) ( Xem bảng2.7 ). Quan điểm có thể tự bồi dưỡng còn thể hiện ở việc các đối tượng phỏng vấn cho rằng việc đã có đủ kinh nghiệm là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong nhóm 1 (0.713). Trong thực tế, quy mô doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối với việc khuyến khích đào tạo của doanh nghiệp và nhu cầu bồi dưỡng của người học. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả nghiên cứu: Lý do cản trở “ quy mô doanh nghiệp nhỏ” thuộc nhóm nhân tố quan trọng nhất ( nhóm 1) và có hệ sô 0.765 đứng thứ 2 trong các nhân tố của nhóm 1. Quy mô doanh nghiêp càng nhỏ thì khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại càng cao do yêu cầu công việc thấp vì vậy nhân viên không có động cơ để học tập nâng cao trình độ.

Nhóm nhân tố thứ 2 đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của lao động chính là nhóm các yếu tố liên quan đến việc không thấy rõ được các lợi ích nhân được sau đào tạo (giải thích 15.86%). Sự xuất hiện của các lý do không có thời gian (0.781), không cần thiết đối với công việc (0.741), mệt mỏi sau ngày làm việc (0.712) thuộc nhóm liên quan đến việc không thấy rõ các lợi ích nhận được sau đào tạo được giải thích trong một logic của sự biện giải cho việc không muốn đi học bằng các lý do thoái thác. Khi lợi ích nhận được sau khi qua đào tạo được nhìn thấy một cách rõ rệt thì các lý do nêu trên không còn là yếu tố cản trở quan trọng nữa (Xem kết quả phân tích LOGIT của các yếu tố cản trở). Tuy nhiên, về mặt thực tế, việc tổ chức học tập, phương pháp giảng dạy như thế nào phù hợp làm giảm sự cảng thẳng mệt mỏi cho người học nếu được lưu ý cũng sẽ tác động tích cực thức đẩy nhu cầu học tập.

Sự hỗ trợ của doanh nghiệp về mặt chi phí học tập cũng ảnh hưởng nhu cầu đào tạo của nhân viên (9.36%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm nhân tố thứ 4 tuy chiếm tỷ trọng không lớn (7.54%) nhưng cũng là điều mà đơn vị đào tạo cần lưu ý. Sự e ngại về chất lượng chương trình va việc không nhìn thấy rõ được lơi ích nhận được so với chi phí phải bỏ ra sẽ ảnh hưởng đến nhu

cầu đào tạo. Việc tạo dựng hình ảnh về chất lượng đào tạo, việc quảng cáo thông tin rõ rang về các lợi ích mà người học nhận được sẽ có tác động đến nhu cầu.

Nhóm nhân tố thứ 5 ít cản trở nhất đối với nhu cầu đi học ( 6.53%)

Mức chi phí cao hơn dự trù cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người học (0.7) vì vậy việc nghiên cứu khả nảng chấp nhận chi trả của người học cũng sẽ giúp cho việc tăng sức thu hút của chương trình.

Các chính sách khuyến khích khác của doanh nghiệp (ngoài việc hỗ trợ chi phí) cho việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị du lịch- khách sạn như thưởng, tăng lương, thăng tiến cũng là nhóm động lực quan trọng ( như đã phân tích ở bảng 2.5 ) và cũng sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu nếu doanh nghiêp không quan tâm đến vấn đề này ( 0.675)

Xét theo vị trí công việc, nhóm yếu tố cản trở quan trọng nhất của cán bộ quản lý ( 25.3 %) và nhân viên nghiệp vụ ( 32.2%) lại là nhóm các yếu tố liên quan đến tính chất công việc của các đối tượng được phỏng vấn. (Bảng 41 phụ lục1.6.) Ngoài sự cản trở về mặt sinh học đó là sự mệt mỏi sau một ngày làm việc ( hệ số tương quan nhân tố đối với cả 2 nhóm phỏng vấn là 0.862), khả nảng đáp ứng hiện tại đối với công việc và sự thiếu vắng các chính sách khuyến khích cụ thể của doanh nghiệp làm cho lao động trong khách sạn không thấy được rõ ràng lợi ích nhận được sau đào tạo va xem đây là một lý do rất quan trọng ảnh hưởng đến độ cơ học tập.

Xét theo dự định đi học trong tương lai, nhóm yếu tố cản trở quan trọng nhất đối với việc tham gia học đó cũng chính là các nhóm yếu tố thuộc về khả năng đáp ứng công việc hiện tại ( giải thích 21.8% phương sai). Nhóm yếu tố thứ 2 là nhóm các yếu tố liên quan đến chi phí ( bảng 43 phụ lục 1.6). Như vậy có thể thấy, các yếu tố thuộc nhóm không thấy rõ lợi ích nhận được theo ý kiến đánh giá của nhóm người không có dự định tham gia đào tạo đã ảnh hưởng đến kết quả thể hiện của phân tích nhân tố đối với cả 2 nhóm.

Nhìn chung thì khả năng đáp ứng được công việc hiện tại chính là nhóm yếu tố cản trở mang tính quyết định đối với việc tham gia học của lao động. (Thể hiện qua kết quả phân tích của 2 nhóm và riêng cho từng nhóm theo dự định đi học)

Xét theo vị trí công việc đảm nhận, nhóm yếu tố cản trở quan trọng nhất đối với nhóm quản lý đó chính là sự không nhận thức được giá trị mang lại của đào tạo (giải thích 25.3 %). Nhóm cản trở quan trọng thứ 2 đối với nhóm quản lý chính là khả năng đáp ứng công việc hiện tại ( 19.2%). Và nhóm thứ 3 chính là sự không tin tưởng vào chất lượng chương trình ( 14.4%).

Đối với nhóm nhân viên nghiệp vụ ( xem chú thích ở trang 9 về đối tượng phỏng vấn thuộc nhóm nhân viên nghiệp vụ), việc không nhìn thấy lợi ích của việc đào tạo đã cản trở quyết định tham gia học của họ ( 32.2%), tiếp theo là khả năng đáp ứng công việc hiện tại. Lý do đã được đào tạo kiến thức về nghiệp vụ và các kiến thức quản trị cơ bản ( đối tượng thuộc nhóm nghiệp vụ có 9.8 % đã được đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch) đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu học của nhóm đối tượng này ( 21.7%). (bảng 41 phụ lục 1.6).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 61 - 64)