Chính sách khuyến khích của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67)

1. Các hình thức khuyến khích được áp dụng

Nhu cầu đào tạo của người lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhu cầu đó phụ thuộc chủ quan vào trình độ người lao động, mong muốn nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của người lao động. Thực chất người lao động có nhu cầu đào tạo khi họ thấy được các lợi ích thiết thân của công tác này đối với họ. Những lợi ích đó là sự đảm bảo công việc, tăng lương và các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp khi có trình độ cao hơn. Do đó mà các chế độ đãi ngộ của các doanh nghiệp được phân theo các cấp bậc nghề nghiệp, trình độ sẽ khuyến khích rất lớn người lao động tham gia vào hoạt động đào tạo. Chính các chính sách này cũng là động lực của các quyết định, dự định học tiếp của người lao động.

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Biểu đồ 2.28. Hình thức khuyến khích của doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào cuộc điều tra đều nhận thấy khi người lao động được trang bị các kiến thức, đạt trình độ cao hơn thì giúp doanh nghiệp có đội ngũ lao động có chất lượng tốt, làm việc hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp này đã có sự thực hiện các hình thức khuyến khích người lao động tham gia bồi dưỡng kiến thức về du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi

Hình thức khuyến khích sắp xếp ca làm việc linh hoạt, được áp dụng nhiều với hình thức đào tạo về nghiệp vụ (73% doanh nghiệp áp dụng), chứng chỉ về quản lý ( 53%). Qua kết quả phân tích ở trên , điều kiện công việc mà trong đó đặc trưng là vấn đề thời gian là yếu tố cản trở quan trọng đối với lao động trong khách sạn- nhà hàng.( theo khảo sát trong 38,1% lao động không có nhu cầu tham gia học tiếp, có 43,9% người đưa ra lý do không có thời gian) Vì thế , sự sắp xếp lịch làm việc linh hoạt, ưu tiên cho những người có nhu cầu đi học sẽ giúp nhân viên có thể hoàn thành

nhiệm vụ mà vẫn được tham gia các lớp đào tạo là một hình thức khuyến khích thích hợp.

Tuy nhiên do đặc điểm của chương trình đào tạo dài hạn lấy bằng cử nhân là thời gian kéo dài, rải đều trong suốt tuần và chủ yếu là buổi tối nên hình thức hỗ trợ về mặt thời gian không được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng ( 20%). ( biểu đồ 2.28). Ngược lại doanh nghiệp lại tạo cơ hội cho người học theo chương trình có bằng cấp được đề bạt, nâng cấp (33%). Hình thức đề bạt nâng cấp được ít doanh nghiệp sủ dụng do việc đề bạt nâng cấp trong các doanh nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện cần như khả năng làm việc tốt, có kinh nghiệm, có khả năng quản lý, có nhiều thành tích. Yếu tố bằng cấp và việc nâng cao trình độ của người lao động mang tính chất là các điều kiện đủ của việc đề bạt. Do đó mà ít doanh nghiệp sử dụng hình thức khuyến khích này.

Các hình thức khuyến khích thưởng theo chứng chỉ, bằng cấp ít được doanh nghiệp sử dụng. Hình thức thưởng theo bằng cấp với một mức thưởng nhất định, ít tác động đến nhu cầu đi học của người lao động. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì rằng rất ít lao động tham gia các lớp đào tạo chỉ để nhận thưởng của doanh nghiệp.

Hỗ trợ về mặt chi phí

Hình thức hỗ trợ chi phí đào tạo( thấp nhất là 46% doanh nghiệp áp dụng), chấm công trong thời gian đi học ( thấp nhất là 40% doanh nghiệp áp dụng) là hình thức phổ biến được doanh nghiệp áp dụng đối với mọi hình thức đào tạo. Sự e ngại về chi phí đào tạo và sự cắt giảm tiền lương trong thời gian đi học nên không muốn tham gia các lớp đào tạo. Các doanh nghiệp tham gia điều tra đều nhận thấy lợi ích của việc nâng cao trình độ lao động đối với doanh nghiệp đã khuyến khích nhân viên đi học bằng cách hỗ trợ một phần chi phí và bảo đảm chấm công trong thời gian đi học. Sự ổn định về kinh tế giúp nhân viên yên tâm tham gia học tập nâng cao trình độ của mình.

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Biểu đồ 2.29. Ý kiến về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc hỗ trợ kinh phí học tập

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc dự định tham gia học tập của lao động và quyết định khuyến khích đào tạo của doanh nghiệp thì yếu tố chi phí luôn là yếu tố

cần cân nhắc. Thực tế qua phỏng vấn tại các khách sạn thì phần lớn lao động đều có mong muốn bồi dưỡng kiến thức nhưng lại e ngại vấn đề chi phí đào tạo. Các doanh nghiệp không phải luôn ủng hộ và hỗ trợ kinh phí cho việc đi học của nhân viên nếu việc học được xem là có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ hoặc không cần thiết đối với doanh nghiệp, hoặc khoản chi phí cần hỗ trợ cho học tập là quá lớn. Để hiểu hơn về vấn đề này chúng tôi tìm hiểu ý kiến các khách sạn về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hỗ trợ kinh phí học tập cho nhân viên. Nhìn một cách khái quát ta thấy số lượng ý kiến đồng ý và rất đồng ý về việc hỗ trợ kinh phí cho người lao động là rất lớn, chiếm tỉ lệ trên 50 % các doanh nghiệp điều tra. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp này đã thấy được lợi ích và sự cần thiết của việc bồi dưỡng kiến thức về QTKDDL-KS cho lao động của mình. So sánh hai hình thức hỗ trợ kinh phí ta thấy rằng ở cả ba cấp bậc đào tạo (bằng cấp đạt được) số lượng ý kiến đồng ý hỗ trợ một phần chi phí luôn lớn hơn với việc hỗ trợ toàn bộ chi phí. So sánh giữa ba hình thức đào tạo, bằng chứng nhận trình độ càng cao thì khả năng hỗ trợ một phần chi phí càng tăng. Điều này bị ảnh hưởng bởi mức học phí phải chi trả ở các chương trình đào tạo. Với giá trị bằng cấp càng cao thì mức học phí càng tăng, lúc này doanh nghiệp không thể hỗ trợ toàn bộ chi phí mà chỉ có thể hỗ trợ một phần cho người học. Cụ thể, tỉ lệ đồng tình việc hỗ trợ một phần chi phí (chứ không phải toàn bộ) cho hình thức đào tạo lấy chứng chỉ nghiệp vụ phục vụ trong khách sạn đạt 55,6%, với chứng chỉ quản lý trong khách sạn – nhà hàng là 77,8% và với bằng cấp quản trị kinh doanh du lịch – khách sạn là 87,5%. Cũng cần nói thêm một điều rằng, mặc dù qua khảo sát tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý hỗ trợ học phí một phần hay toàn bộ cho lao động là rất cao. Nhưng, qua phỏng vấn trực tiếp nhân viên các khách sạn và tình hình thực tế, phần lớn lao động các khách sạn phải tự túc học phí toàn bộ cho để thỏa mãn nguyện vọng học tập của mình hoặc để đạt các bằng cấp ở trình độ cao hơn cho cơ hội thăng tiến. Phải chăng sự hỗ trợ học phí cho người lao động của các khách sạn chỉ đang là dự định?

Có rất nhiều lý do giải thích cho quan điểm nên hỗ trợ chi phí cho việc đào tạo nhân viên và hầu hết các lý do đưa ra là các lợi ích mang lại cho chính doanh nghiệp khi nhân viên của họ được tham gia đào tạo. Đến 91,7% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cho rằng việc đào tạo nhân viên sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, 90,9% doanh nghiệp cho rằng đó là chi phí đầu tư về nguồn lực con người cho hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhận thấy rằng việc hỗ trợ chi phí sẽ khuyến khích nhân viên học tập.

Thực tế ở các khách sạn, phần lớn nhân viên đều có nhu cầu tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhưng cũng phần nhiều trong số họ e ngại về khả năng chi trả của mình. Sự ủng hộ của doanh nghiệp về kinh tế là việc làm thiết thực, giảm nhẹ gánh lo về chi phí là động lực cho nhân viên quyết định đi học.

Một số doanh nghiệp lý giải cho việc không có chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho doanh nghiệp đó là vì việc nâng cao trình độ là trách nhiệm của nhân viên và học phải đạt được trình độ cao trước khi tuyển dụng. Theo các doanh nghiệp này, nhân viên được nhận lương thì họ có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ của được giao. Và nếu việc đảm bảo chất lượng công việc đòi hỏi nhân viên có trình độ cao hơn thì họ phải tự học tập bồi dưỡng kiến thức. Lý do đưa ra này thể hiện quan niệm của các doanh nghiệp rằng công việc tại doanh nghiệp họ là rất quan trọng với người lao động. Một lý do khác làm các doanh nghiệp không muốn hỗ trợ chi phí

cho nhân viên đi học, đó là sự e ngại về sự trung thành của nhân viên sau khi được đào tạo. Sự e ngại này bắt nguồn từ thực tế. Nhiều doanh nghiệp ban đầu cũng hỗ trợ chi phí khuyến khích nhân viên đi học nhằm mang lại những lợi ích chính đáng cho họ và doanh nghiệp. Nhưng một số nhân viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo có trình độ cao hơn lại muốn sang các doanh nghiệp khác làm việc với mức lương cao hơn hoặc môi trường làm việc tốt hơn. Ngoài ra, việc hỗ trợ cho nhân viên đào tạo cần có kinh phí nhưng một số doanh nghiệp còn khó khăn thì không thể có ngân sách cho việc này. ( phụ lục 1.7)

2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự khuyến khích của doanh nghiệp

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Biểu đồ 2.30. Yếu tố ảnh hưởng đến sự khuyến khích của doanh nghiệp

Việc tham gia bồi dưỡng kiến thức mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ tham gia hỗ trợ, khuyến khích khi việc học tập đó cũng mang lại lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp. Các lợi ích đó tựu trung là mang lại hiểu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Trong một khách sạn có rất nhiều bộ phận với các tính chất công việc khác nhau, chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của khách sạn do chính chất lượng và hiệu quả làm việc của các bộ phận này quyết định. Do vậy mà việc học tập nâng cao trình độ của nhân viên trở nên chính đáng và được sự hậu thuẫn của doanh nghiệp khi nó thực sự cần thiết đối với vị trí công việc của họ. Doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hỗ trợ cho nhân viên học tập để bảo đảm hiệu quả ở

mỗi vị trí làm việc đem lại hiệu quả chung cho doanh nghiệp. Vì vậy sự cần thiết của việc học tập đối với vị trí công việc là yếu tố quan trọng nhất (72,7% ý kiến doanh nghiệp đánh giá là quan trọng), được nhiều khách sạn xem xét trước tiên khi quyết định hỗ trợ nhân viên học tập ( thứ tự ưu tiên là 1,8).

Các yếu tố quan trọng tiếp theo là yếu tố định vị chất lượng doanh nghiệp ( thứ tự ưu tiên 2,25 ) và nhằm nâng thứ hạng doanh nghiệp ( thứ tự ưu tiên 2,67 ). Có 54,5% ý kiến các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố này là quan trọng. Đây là các yếu tố tác động đến hình ảnh của doanh nghiệp. Việc nhân viên khách sạn tham gia bồi dưỡng kiến thức sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện đội ngũ lao động, có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao bảo đảm tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ và hoạt động của khách sạn. Sự đảm bảo về tính chuyên nghiệp, chất lượng đội ngũ lao động và chất lượng các dịch vụ giúp khách sạn định vị được chất lượng đồng thời góp phần thỏa mãn các yêu cầu của việc nâng hạng sao của khách sạn.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố nhằm cải thiện tình hình kinh doanh, tạo hình ảnh của doanh nghiệp, lao động trung thành với doanh nghiệp cũng tác động đến lợi ích về hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Các yếu tố này cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá quan trọng ( tỉ lệ rất cao trong khoảng 60 % - 80 % ) và ưu tiên khi xem xét việc hỗ trợ học tập cho người lao động ( thứ tự ưu tiên từ 2,75 – 2,8 ).

Các yếu tố nhằm đáp ứng về yêu cầu nhân lực do tổng cục du lịch quy đinh đối với thứ hạng khách sạn so với các yếu tố xem xét có thứ hạng 3, tuy nhiên trong 10 yếu tố thì đó lại là yếu tố đứng thứ 7 xét về mức độ quan trọng và tỷ lệ doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đánh giá là quan trọng ( 50%). Đây là vấn đề rất đáng chú ý. Trong thực tế có rất nhiều sự bất cập về chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch thì việc thiếu một cơ chế quản lý về khía cạnh trình độ của lao động đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn – nhà hàng là một vấn đề cần tháo gỡ.

Sự chia sẻ chi phí đào tạo của lao động tuy không có thứ tự ưu tiên hàng đầu nhưng lại có tỉ lệ lớn các doanh nghiệp cho là quan trọng (60%). Chi phí đào tạo không phải là vấn đề cần cân nhắc của chỉ người lao động mà còn là của doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp trong việc san sẻ chi phí sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc bỏ ra một khoản chi phí hỗ trợ người lao động.

Việc khuyến khích nhân viên đi học của các khách sạn như đã nói ở trên là do thấy được các lợi ích của công tác này đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trước hết các nhân viên phải đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tại các vị trí làm việc của mình. Do vậy mà việc học tập chỉ được tiến hành vào các thời gian rỗi của doanh nghiệp. Trong thời gian rỗi với khối lượng công việc ít hơn, nhân viên vẫn có thể tham gia các lớp học của mình mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc khách sạn. Chỉ có 30% ý kiến cho rằng yếu tố này là quan trọng chứng tỏ các khách sạn có thể chủ động tạo điều kiện về thời gian cho nhân viên học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại qua các phân tích trên ta có thể thấy có hai nhóm yếu tố tác động đến việc khuyến khích đào tạo của doanh nghiệp đối với nhân viên. Một là nhóm các yếu tố phản ánh lợi ích của công tác đào tạo nhân viên đối với doanh nghiệp. Hai là nhóm các yếu tố điều kiện, chúng tác động để các ý định hỗ trợ nhân viên của doanh nghiệp trở thành các quyết định của doanh nghiệp. Trong tất cả các yếu tố đó thì yếu tố quan trọng nhất là sự cần thiết của việc đào tạo đối với các vị trí làm việc của người lao

động. Đây là yếu tố tiên quyết, nếu cảm thấy việc đào tạo là cần thiết thì các doanh nghiệp mới xét tiếp các yếu tố và điều kiện khác.

Chương IV.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP I. Định hướng

1. Định hướng I- Xây dựng chương trình theo nhu cầu của người học

Giải pháp - Xây dựng nội dung học theo yêu cầu công việc

Căn cứ vào kết quả điều tra về nhu cầu và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo quản trị kinh doanh du lịch- khách sạn xây dựng chương trình học phù hợp với yêu cầu của công việc. Đối với kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu trong lĩnh vực khách sạn, các nội dung môn học được đánh giá là quan trọng đối với tất cả các đối tượng (theo nghiên cứu nhu cầu và theo đánh giá của chuyên gia) nên đưa vào nội dung bắt buộc (Kinh doanh khách sạn – Nhà hàng, Marketing,Nâng cao hiệu quả công việc,Ngoại ngữ KS-NH). Các nội dung kiến thức cần thiết đặc trưng theo yêu cầu vị trí công việc nên đưa vào mảng tự chọn(Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng Nghiệp vụ lẽ tân,Quản lý kết quả kinh doanh,Quản lý con người Quản lý bộ phận lưu trú,Chính sách giá, Chính sách đối với khách hàng, kiến thức liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn đánh giá và cách đánh giá kiểm soát, công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công việc.,định hướng chiến lược)

Giải pháp – Xây dựng chương trình có yếu tố nước ngoài

Theo kết quả đánh giá đặc điểm nhu cầu của người học, yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67)