Chương trình ngắn hạn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

II. Quan điểm của doanh nghiệp

2. Chương trình ngắn hạn

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ % lao động quan tâm đến chương trình đào tạo chứng chỉ môn học

Ở hình thức đào tạo theo chứng chỉ môn học, chương trình kết hợp nước ngoài thiết kế với sự tham gia giảng dạy của người nước ngoài và chứng chỉ nhận được là chứng chỉ Việt Nam theo tiêu chuẩn nước ngoài được nhiều người quan tâm nhất (31,9 % tổng số người được hỏi ).( biểu đồ 2.8). Có thể thấy rằng, người lao động thể hiện sự quan tâm đến việc kết hợp yếu tố nước ngoài trong giảng dạy, thiết kế chương trình cũng như tiêu chuẩn bằng cấp.

Sự hấp hẫn của các chương trình có yếu tố nước ngoài là một mặt người lao động có cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ, mặt khác được tiếp xúc với kiến thức thực tế cùng cách truyền đạt mới mẻ của giáo viên nước ngoài trong một số môn học. Ngoài vấn đề về mức học phí của chương trình liên kết so với chương trình nhập từ nước ngoài thì vấn đề về rào cản ngôn ngữ và sự e ngại về độ khó của chương trình cũng là những nguyên nhân khiến chương trình thuần nước ngoài không được quan tâm nhiều bằng chương trình liên kết.

Ngoài ra, các chương trình do Việt Nam thiết kế với chứng chỉ được cấp theo tiêu chuẩn nước ngoài cũng được nhiều người quan tâm do sự phù hợp với khả năng thích ứng của người lao động.

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2008)

Đối với chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ cho cả khóa học ( chứng chỉ chương trình), các chứng chỉ do việt nam cấp hoặc do chứng chỉ việt nam theo tiêu chuẩn nước ngoài vẫn luôn được quan tâm nhiều hơn so với chứng chỉ của nước ngoài hoặc do nước ngoài đồng cấp chứng chỉ. (Biểu đồ 2.9).

So với chứng chỉ môn học, chứng chỉ chương trình có tỷ lệ người quan tâm ít hơn. ( 81 người so với 102 người ). Việc cấp chứng chỉ theo các môn học giúp cho người học chủ động hơn trong việc lựa chọn những môn học, chuyên đề cần thiết và chủ động trong thời gian học.

II. Tổ chức giảng dạy

1.Phương pháp giảng dạy

Việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chương trình học có ý nghĩa rất quan trọng đối với với các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao khả năng thu hút ở khía cạnh chất lượng và sự phù hợp theo quan điểm của người học.

Bảng 2.1. Nhóm nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn chương trình học

Nhóm nhân tố Tương quan

nhân tố15

Tỷ lệ giải thích (%)

Nhóm1 – Tính thực tiễn 41.692

Được đi thực tế học tập kinh nghiệm .872 Được hướng dẫn vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua bài tập

giải quyết thực trạng của chính DN

.865

Được thực hành môn học .803

Nhóm 2-Linh hoạt về thời gian 20.058

Cho phép người học kết thúc sớm chương trình tùy theo số lượng tín chỉ tích lũy được

.853

Thời lượng học hợp lý .672

Cho phép người học lựa chọn thời gian học .663

61.750

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)

)

Bảng 2.2. Kiểm định nhân tố đối với nhóm nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn chương trình học Determinan t Kaiser Mayer olkin test Bartlet t

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bồi dưỡng kiến thức

.053 .726 0.000

Để xác định nhóm nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn chương trình học của cản nhóm đối tượng phỏng vấn, 8 biến được đưa vào phân tích bằng phương pháp “nhân tố”. Kết quả thu được 2 nhóm nhân tố (6 biến thành phần) giải thích 61.8 %% phương sai của việc lựa chọn chương trình học.

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) với giá trị 0.726 ( lớn hơn 0.5) cho thấy rằng mẫu đủ lớn để thực hiện phân tích nhân tố. Bartlett kiểm định phương sai có ý nghĩa với giá trị nhỏ hơn 0.05. Determinant nhỏ nhưng khác 0 vì vậy chúng ta có thể sự dụng kết quả thu được từ phương pháp phân tích nhân tố để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo. ( Bảng 2.2.)

Nhóm nhân tố thứ nhất, là nhóm nhân tố liên quan đến tính thực tiễn của chương trình được thể hiện qua phương pháp giảng dạy sử dụng trong quá trình học là nhóm nhân tố quan trọng nhất (giải thích 41.7 % phương sai) (Xem bảng 2.1.) Bên cạnh học tập các kiến thức lý thuyết cơ bản về kinh tế và du lịch thì người học có nhu cầu học tập các kinh nghiệm thông qua các đợt thực tế, thực hành theo từng môn học cụ thể. Việc tiếp xúc với thực tế và được thực hành sẽ giúp người học rút ra nhiều kinh nghiệm, biết áp dụng linh hoạt để xử lý hợp lý các tình huống cụ thể trong kinh doanh. Rất nhiều người cho rằng các yếu tố về việc được đi thực tế học tập kinh nghiệm ( hệ số tương quan nhân tố 0.872) và thực hành môn học là quan trọng đối với họ (hệ số tương quan nhân tố 0.803) . Bên cạnh đó, người học còn mong muốn được áp dụng các lý thuyết vào các tình huống thực tế cụ thể của doanh nghiệp (0.865).

Do đặc thù của nghề nghiệp là phải tiếp xúc nhiều với khách du lịch là người nước ngoài việc nâng cao năng lực ngoại ngữ rất quan trọng. Việc học bằng ngoại ngữ giúp người học vừa tiếp thu được kiến thức chuyên ngành, vừa trau dồi vốn từ vựng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vừa có khả năng tiếp xúc với các tài liệu học tập quốc tế (Xem bảng 30, 31 phụ lục 1.4) tuy nhiên việc học chuyên ngành bằng ngoại ngữ không phải được nhiều người đánh giá cao.

Tóm lại, đối với người học, phương pháp giảng dạy tốt nhất là gắn liền với thực tiễn, được tiếp xúc thực tế, được hướng dẫn sử dụng lý thuyết được học vào chính công việc hiện tại của mình đồng thời giúp họ nâng cao trình độ ngoại ngữ, một yếu tố quan trọng trong du lịch.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu đào tạo QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH của các DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH sạn NHÀ HÀNG ở THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w