III. Mức học phí
3. Phân tích nhu cầu với hàm LOGIT
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định đi học, số liệu điều tra có được từ nghiên cứu được đưa vào phân tích với hàm LOGIT có dạng sau:
Yi = F(X1,X2...Xn)
Trong đó:
- Yi Biến phụ thuộc : Dự định đi học ( nhị phân) - X1,X2,...Xn các biến độc lập
Biến độc lập thuộc 3 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến dự định đi học sau: • Dự định đi học và các đặc điểm của chương trình đào tạo
• Dự định đi học và các yếu tố thúc đẩy nhu cầu học • Dự định đi học và các yếu tố cản trở
Bảng 2.5. Phân tích dự định học với động cơ thúc đẩy - LOGIT
Biến độc lập Hệ số Sai số P
Cơ hội thăng tiến sau đào tạo -0.12766 0.360795 0.723 Cơ hội tăng lương sau đào tạo 0.32258 0.477075 0.499 Cơ hội được thưởng sau đào tạo -0.66044 0.301849 0.029** Được nâng cao hiểu biết, trình độ cá nhân nhờ đào tạo 0.635608 0.380606 0.095 * Đáp ứng được yêu cầu công việc -0.32666 0.579168 0.573 Nâng cao năng lực làm việc 0.054124 0.444132 0.903 Sự khuyến khích của doanh nghiệp 0.376823 0.389729 0.334 Sự hỗ trợ về chi phí của DN 0.057645 0.339711 0.865
Hằng số -1.31718 1.62142 0.417
Ghi chú: Ý nghĩa thống kê (P-value): * P≤ 0.1; ** P≤ 0.05; *** P≤ 0.01
(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)
Logistic regression Số quan
sát = 96
LR chi2(8) = 10.81 Prob > chi2 = 0.2126 Log likelihood = -58.592528 Pseudo R2 = 0.0845
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ hội được thưởng sau đào tạo và cơ hội được nâng cao hiểu biết có ảnh hưởng đến quyết định đi học của lao động . Trong đó yếu tố “Được nâng cao hiểu biết, trình độ cá nhân nhờ đào tạo” là động cơ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với dự định đi học của nhóm lao động nghiên cứu và tác động theo chiều hướng thuận. Đáng chú ý là yếu tố “ cơ hội được thưởng sau đào tạo” lại có mối quan hệ theo chiều hướng âm đối với dự định đi học của lao động. Kết quả này tưởng chừng là vô lý nhưng nó lại phản ánh đúng thực trạng khi đối chiếu với kết quả phân tích nhân tố ở trên và kết quả điều tra về thực tế thực hiện cách chính sách khuyến khích đào tạo của doanh nghiệp. Thực trạng về thiếu sự khuyến khích, động viên bằng lợi ích kinh tế như tăng lương, thưởng đã có tác động tiêu cực đến động cơ đi học của lao động.
Bảng 2.6. Phân tích dự định học với đặc điểm chương trình đào tạo - LOGIT
Biến độc lập Hệ số Sai số P
Giá trị bằng cấp 0.079672 0.591194 0.893
Trình độ của chuyên gia 0.44659 0.782141 0.568 Nội dung phù hợp với yêu cầu công việc -0.35124 0.807733 0.664 Lịch học phù hợp với thời gian làm việ 0.360067 0.783379 0.646 Khoảng cách của nơi đào tạo k quá xa -1.07828 0.509561 0.034**
Chi phí hợp lý -0.00958 0.821157 0.991
Nhóm học thuận tiện cho các hoạt động thực hành,
thực tế -0.75051 0.511492 0.142
Thời lượng học hợp lý -0.11207 0.601786 0.852
Cho phép người học kết thúc sớm chương trình tùy
theo số lượng tín chỉ tích lũy được -0.11556 0.460111 0.802 Được thực hành môn học 0.887448 0.834418 0.288 Được đi thực tế học tập kinh nghiệm -1.02433 0.883932 0.247 Được hướng dẫn vận dụng lý thuyết vào thực tế
thông qua bài tập giải quyết thực trạng của chính doanh nghiệp
2.170236 0.981322 0.027**
Được học môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ -0.61782 0.928513 0.506
Hằng số -1.92445 2.545875 0.45
Ghi chú: Ý nghĩa thống kê (P-value): * P≤ 0.1; ** P≤ 0.05; *** P≤ 0.01
(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)
Logistic regression Số quan
sát
= 67
LR chi2(14) = 20.4 Prob > chi2 = 0.118 Log likelihood = -32.893927 Pseudo R2 = 0.2367
Đối với nhóm các yếu tố thuộc về đặc điểm của chương trình đào tạo chỉ có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê là: khoảng cách của nơi đào tạo k quá xa, cho phép người học có sự lựa chọn về thời gian học, được hướng dẫn vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua bài tập giải quyết thực trạng của chính doanh nghiệp. Trong đó đặc điểm về sự gắn liền với ứng dụng thực tế của chương trình đào tạo có sự ảnh hưởng rất lớn đến dự định học của các đối tượng lao động được phỏng vấn ( Hệ số Beta 2.17 với ý nghĩa thống kê 0.02) Xuất phát từ đánh giá về thực trạng đào tạo quản lý du lịch ( xem phân cơ sở thực tiễn), kết quả nghiên cứu này đã thể hiện được đặc điểm nhu cầu về đào tạo của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng nói riêng và doanh nghiệp du lịch nói chung.
Khoảng cách đến nơi đào tạo không quá xa cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu học. Khoảng cách càng xa thì nhu cầu học càng giảm (thể hiện ở hệ số Beta lớn nhưng có giá trị âm).
Yếu tố thứ 3 có tác động quan trọng đến dự định đi học là sự linh hoạt về thời gian. Do đặc điểm công việc của lao động trong khách sạn khá khắt khe về mặt thời gian (làm ca và lao động theo thời vụ du lịch) vì vậy việc có thể lựa chọn thời gian học tùy điều kiện công việc rất có ý nghĩa đối với những người có dự định đi học.
Bảng 2.7. Dự định học với yếu tố cản trở - LOGIT
Biến độc lập Hệ số Sai số P
Thấy không cần thiết đối với công việc -0.04856 0.57609 0.933 Không thấy được rõ ràng lợi ích nhận được sau
khi tham gia đào tạo
0.100659 0.493405 0.838
Không có thời gian -1.58723 0.789153 0.044**
Chi phí cao hơn mức dự trù cho việc học 0.985868 0.579381 0.089*
Ưu tiên cho việc khác 1.007908 0.51064 0.048**
Có thể tự học -0.45091 0.650708 0.488
Đã có đủ kinh nghiệm -1.03039 0.6172 0.095*
Đã được đào tạo 0.123157 0.519208 0.813
Quy mô doanh nghiệp nhỏ 0.257109 0.519189 0.62 Doanh nghiệp không có chính sách khuyến
khích ( tăng lương, thưởng, thăng tiến )
-0.99513 0.570645 0.081* Doanh nghiệp không hỗ trợ về chi phí 0.100664 0.542762 0.853 Nội dung học không đúng nhu cầu -0.83895 0.463429 0.07* E ngại về mức độ khó của chương trình 0.700325 0.621999 0.26 Không tin tưởng vào chất lượng chương trình -1.18308 0.648421 0.068* Không rõ về giá trị nhận được so với chi phí bỏ
ra
1.630409 0.671545 0.015***
Hằng số 3.674384 2.821751 0.193
Ghi chú: Ý nghĩa thống kê (P-value): * P≤ 0.1; ** P≤ 0.05; *** P≤ 0.01
(Nguồn số liệu điều tra của tác giả, 2008)
Logistic regression Số quan
sát
= 68
LR chi2(16) = 22.04 Prob > chi2 = 0.1419 Log likelihood = -32.490902 Pseudo R2 = 0.2533
Đối với các yếu tố cản trở động cơ đi học, sự thể hiện tác động đối với dự định đi học thực tế được thể hiện rõ ở hai phân nhánh: Các nhóm có tác dụng quan trọng đối với dự định đi học và nhóm có tác dụng ít quan trọng đối với dự định đi học (ít cản trở). Nhóm tác có tác động cản trở quan trọng gồm có: chi phí cao hơn mức dự trù cho việc học, ưu tiên cho việc khác, không rõ về giá trị nhận được so với chi phí bỏ. Trong đó quan trọng nhất (cản trở lớn nhất) đó là sự không rõ về giá trị sẽ nhận được so với chi phí bỏ ra.
Nhóm có tác động ít quan trọng hơn gồm có: không có thời gian, đã có đủ kinh nghiệm, doanh nghiệp không có chính sách khuyến khích (tăng lương, thưởng, thăng tiến), nội dung học không đúng nhu cầu, không tin tưởng vào chất lượng chương trình. Trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng ít quan trọng thì yếu tố không có thời gian là yếu tố cản trở yếu nhất.
Chương III. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐÀO TẠO