Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu bệnh virus khảm lá cà chua (tomato mosaic virus ToMV) và bệnh virus khảm lá khoai tây (potato virus x PVX) trên cà chua vụ đông xuân 2005 2006 tại huyện an lão, hải phòng (Trang 88 - 90)

5.1. Kết luận

- Vụ đông xuân 2005 - 2006 của huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng sản xuất nhiều loại rau màu khác nhau, trong đó có nhiều cây trồng là ký chủ của virus ToMV và PVX. Tuy cơ cấu diện tích cà chua không nhiều nh−ng ảnh h−ởng của bệnh hại đến phát triển sản xuất cà chua của địa ph−ơng rất lớn, đặc biệt có sự ảnh h−ởng của bệnh khuẩn héo xanh (Rasltonia solanacearum) và bệnh do các virus gây hại.

- Cây cà chua ở các thời vụ của vụ đông xuân tại An Lão đều bị nhiễm triệu chứng bệnh virus cao. Bệnh th−ờng có tỷ lệ bệnh nhỏ hơn 10% ở giai bắt đầu trồng đến khi có chùm quả non đầu tiên, d−ới 40% từ khi có quả non đến thu hoạch quả đợt một. Càng về sau bệnh càng nặng và chiếm tỷ lệ rất cao vào cuối vụ th−ờng vào khoảng 90% đến 100%.

- Hầu hết các giống cà chua đều nhiễm triệu chứng bệnh virus và biểu hiện triệu chứng ở các dạng khác nhau. Giống cà chua bi quả nhỏ có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, mẫu kiểm tra không thấy xuất hiện virus ToMV và PVX

- Bệnh khảm lá cà chua (Tomato mosaic virus - ToMV) và bệnh khảm lá khoai tây hại trên cà chua (Potato virus X) xuất hiện và gây hại với tỷ lệ không cao, tỷ lệ nhiễm từ 4% đến 20% số mẫu thử. Giống cà chua VL 2000 và giống VL 2200 nhiễm bệnh đều giảm năng suất. Nhiễm ToMV giảm từ 17, 35% đến 18,73%, giống VL 2000 giảm từ 21,24% đến 22,81% nhiễm PVX giảm từ 11, 42% đến 16,63% đối với giống cà chua VL 2000, từ 13,05% đến 17,87% với giống VL 2200 vụ đông xuân 2005 - 2006 tại huyện An Lão - Hải Phòng.

hiện ToMV với tỷ lệ nhiễm từ 20% đến 25% trên mẫu kiểm tra.

- Các cây chỉ thị đều xuất hiện triệu chứng đặc tr−ng với tỷ lệ phát bệnh từ 60% đến 100% số cây lây nhiễm. Kết quả kiểm tra ELISA d−ơng tính. Mức độ mẫn cảm với virus ToMV và PVX hầu hết ở các cây ký chủ phụ kém hơn cây thuốc lá trong thí nghiệm. Tỷ lệ phát bệnh thấp hơn ở các cây thù lù cạnh, Cúc Bách nhật và cây rau muối. Triệu chứng bệnh virus hại cà chua trong nhà kính ch−a xác định đ−ợc sự có mặt của virus ToMV hay PVX.

5.2. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có các kiến nghị sau:

- Để phát triển sản xuất cà chua ở huyện An Lão cần xây dựng cơ cấu giống rau màu hợp lý, hạn chế trồng những có cùng phổ ký chủ của ToMV và PVX với cây cà chua nh− khoai tây, d−a chuột.

- áp dụng quy trình phòng trừ bệnh virus ToMV và PVX trên cà chua. xây dựng quy trình IPM đối với bệnh virus trên cà chua (kiểm tra giống, vệ sinh đồng ruộng, xử lý nguồn n−ớc và các biện pháp hạn chế tối đa các yếu tố làm cho cây cà chua bị xây sát cơ giới...)

- Đối với các đơn vị phân phối giống, khảo nghiệm giống, sản xuất giống bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nên có điều kiện bắt buộc kiểm tra virus bằng các ph−ơng pháp có thể (Chủ yếu là ph−ơng pháp ELISA) tr−ớc khi đ−a giống cây vào sản xuất đại trà, nguồn gốc giống phải đ−ợc các cơ quan quản lý xác nhận.

- Tiếp tục nghiên cứu các virus khác trên cây cà chua ngoài đồng ruộng, virus hại cà chua, d−a chuột trong các nhà kính tại Trung tâm Phát triển Nông Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu bệnh virus khảm lá cà chua (tomato mosaic virus ToMV) và bệnh virus khảm lá khoai tây (potato virus x PVX) trên cà chua vụ đông xuân 2005 2006 tại huyện an lão, hải phòng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)