Bệnh virus đầu tiên đ−ợc ghi nhận ở Việt Nam là bệnh lúa vàng lụi ở Tây Bắc hại trên lúa nếp vào năm 1910 và Lạng Sơn năm 1920 [dẫn qua 21, 23]. Đến nay, bệnh virus thực vật đã đ−ợc chú trọng nghiên cứu từ nhiều tác giả. Nguyễn Thơ, Nguyễn Hữu Thụy, Vũ Triệu Mân, Hà Minh Trung, Ngô Bích Hảo.
khoai tây.
- Nguyễn Thơ và Bùi Văn ích (1968) đã xác định đ−ợc bệnh xoăn vàng lá cà chua (TYLCV) ở Việt Nam là khá phổ biến và gây thiệt hại lớn nhất trên cây cà chua. Bệnh lan truyền qua bọ phấn (Bemisia tabaci) từ 3 đến 4 bọ phấn tiếp xúc cây bệnh và lây truyền trên cây khỏe đã có khả năng lây bệnh tốt [dẫn qua 21].
- Năm 1971: Hà Minh Trung, Nguyễn Ph−ơng Đại đã điều tra bệnh virus khoai tây trên giống khoai tây Th−ờng Tín và kiểm tra virus bằng ph−ơng pháp huyết thanh và ph−ơng pháp so màu đã xác định đ−ợc các virus X, Y, S, M và xác định virus gây triệu chứng cuốn lá có tỉ lệ nhiễm cao từ 76% tới 100% số mẫu ở một số vùng khoai tây.
- Năm 1969 - 1972: Lần đầu tiên Nguyễn Thơ đã sản xuất huyết thanh TMV.
- Năm 1972: Nguyễn Thơ xác định virus X và một số virus khác xuất hiện trên khoai tây ở Gia Lâm - Hà Nội.
- Năm 1973: Vũ Triệu Mân bằng cách sử dụng ba ph−ơng pháp nghiên cứu, ph−ơng pháp cây chỉ thị, ph−ơng pháp ELISA, ph−ơng pháp hiển vi điện tử đã xác định đ−ợc 7 virus chính gây hại trên khoai tây ở miền Bắc Việt Nam. Trong số này có virus khảm lá khoai tây (PVX).
- Năm 1976: Hà Minh Trung, Nguyễn Ph−ơng Đại kiểm tra virus trên khoai tây bằng ph−ơng pháp huyết thanh đã có kết luận. Các virus X, Y, S, M đã nhiễm trên khoai tây với tỷ lệ nhiễm từ 10, 3% đến 66, 1%
- Vũ Triệu Mân (1981) thì virus khoai tây hại trên cây cà chua với tỷ lệ 20% trong vụ đông và trong vụ xuân hè gần 25% tổng số cây bệnh. Các chủng virus PVX1, PVX2 đều có mặt trên cây cà chua [dẫn qua 19]
- Ngô Bích Hảo (2001) khi nghiên cứu bệnh virus truyền qua hạt giống của một số cây rau và cây họ đậu (Fabaceae) đã tìm thấy có 14 loại virus trên
hạt giống. Trong đó virus khảm lá cà chua ToMV là một trong những virus truyền qua hạt giống đã đ−ợc xác định ở miền Bắc Việt Nam [12]. Theo nghiên cứu của Ngô Bích Hảo và ALbrechtsen (2002) thì trong 41 mẫu hạt giống đã đ−ợc xác định cơ bản của cây cà chua, cà tím, cà pháo, ớt cay và ớt ngọt thì có tới 24% mẫu hạt nhiễm virus ToMV [13]
Bằng các ph−ơng pháp sử dụng cây chỉ thị, ph−ơng pháp ELISA, ph−ơng pháp kính hiển vi điện tử tác giả đã xác định đ−ợc chủng của ToMV gây hại trên cà chua cà pháo ở một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Là chủng 0 và chủng 1. Hạt giống nhiễm ToMV chính là nguồn nhiễm cho vụ sau. Là nguyên nhân gây thoái hoá giống và làm giảm năng suất cà chua [13, 14]. - Theo Nguyễn Thơ (1984): Khi mật độ bọ phấn (Bemisisa tabaci) từ 56 đến 58 con /cây cà chua thì tỷ lệ bệnh xoăn vàng lên tới 99,44%. Khi ghép cây mang mầm bệnh với gốc cây khỏe thì tỷ lệ bệnh là 100% [27].
- Để phòng trừ bệnh xoăn vàng cà lá chua, từ những năm 1968 - 1970, Nguyễn Thơ và cộng tác viên đã sử dụng thuốc trừ sâu Bi58 để diệt bọ phấn [8]. Theo Nguyễn Thơ (1984) tỷ lệ cây cà chua nhiễm bệnh TMV ở vùng Hà Nội từ 50 - 100% [27]
- Vũ Triệu Mân (1984) khi nghiên cứu bệnh virus hại khoai tây giống Ackersegen trồng ở miền bắc Việt Nam đã xác định đ−ợc hai chủng PVX1, PVX2. Theo tác giả, khi PVX kết hợp với PVY làm cho cây khoai tây xoăn lùn, củ nhỏ hoặc không có củ. PVX còn gây hại trên các cây trồng họ cà khác nh− cà chua, ớt, thuốc lá. Tác giả phân 5 loại triệu chứng cơ bản của virus khoai tây trên cà chua là: Xoăn xanh ngọn, xoăn vàng ngọn, xoăn lùn, xoăn cuốn lá và khảm lá [19]
- Theo Vũ Triệu Mân (1984): Trên cà chua ngoài bệnh xoăn vàng lá cà chua (Tomato yellow leaf curl) còn có các bệnh virus khác th−ờng gặp là virus Y, virus X, TMV, CMV. Trên ruộng cà chua th−ờng xuất hiện với những triệu
chứng hỗn hợp do nhiều virus gây ra. Th−ờng một cây có thể có tới hai virus trở lên, có tr−ờng hợp tới 4 đến 5 virus [dẫn qua 21]. Bệnh xoăn vàng lá th−ờng gặp ở cà chua. Các bệnh virus khác cũng th−ờng gặp là virus Y, virus X, virus TMV. Việt Nam th−ờng thấy triệu chứng hỗn hợp do nhiều virus gây ra nên rất khó tìm thấy ở một cây nhiễm riêng một virus
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Triệu Mân (1984), các virus gây hại trên khoai tây giống Ackersegen trồng ở miền Bắc Việt Nam là (Potato virus X ( PVX ), Potato virus Y, ( PVY ), Potato virus M, ( PVM ), Potato virus A, (PVA) Potato virus V (PVV), Potato leaf roll virus ( PLRV ) và ( Potato aucuba mosaic virus, (PAMV). Bằng các ph−ơng pháp huyết thanh, ph−ơng pháp hiển vi điện tử và ph−ơng pháp cây chỉ thị tác giả đã xác định đ−ợc các virus khoai tây hại trên một số giống cây trồng họ cà (Solanaceae) trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam là PVX, PVY, PMV, PVS và Tobaco mosaic virus (TMV) [19].
- Năm 1989, Vũ Triệu Mân nghiên cứu về PVX trên giống khoai tây Ackersegen đã xác định tác nhân gây bệnh PVX gồm hai chủng XV1 và XV2. Hai chủng này có kích th−ớc chiều dài từ 510nm đến 515nm, đ−ờng kính chiều rộng là 11nm, ng−ỡng pha loãng của huyết thanh là 1/100.000, thời gian tồn tại trong Invitro ở 20 0C là 30 ngày, Q10 = 70 - 750 C. Tác giả kết luận, bệnh virus hại khoai tây xuất hiện ở khắp các vùng trồng khoai tây của đồng bằng Bắc bộ. Tỷ lệ bệnh quan sát đ−ợc bằng mắt th−ờng chiếm 40%, nếu tính cả bệnh ẩn sẽ tới 90% [20].
- Các virus Tobacco mosaic virus (TMV), Cucumber mosaic ( CMV), X, Y, Papaya ring spot virus (PRSV), PMV đ−ợc nghiên cứu và sản xuất thử huyết thanh tại tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, kỹ thuật ELISA đ−ợc sử dụng để xác định các virus trên.
cộng tác viên đã áp dụng ph−ơng pháp ELISA để xác định một số virus có mặt trên 24 loài cây trồng. Trong đó có cây cà chua.
- Năm 1993 - 1997: James. L. Dales, Vũ Triệu Mân, Ngô Bích Hảo, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I sử dụng ph−ơng pháp ELISA để chẩn đoán bệnh cây để chẩn đoán bệnh virus hại chuối và đu đủ.
- Năm 1996: Lê Sơn Hà, Hoàng Hải Vũ, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập I đã sử dụng ph−ơng pháp DAS - ELISA để chẩn đoán bệnh ẩn trên các giống cây trồng nhập nội ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả kiểm tra trên 9 giống khoai tây và cà chua đã xác định đ−ợc 7 giống bị nhiễm virus ở các mẫu kiểm tra. Virus PLRV: 12,5% đến 15,0% mẫu khoai tây giống, trên các giống IHD 130 (úc), 8% - 10% trên giống IHD (úc), 14% trên giống Lệ Hoa (Trung Quốc), 6% trên giống Diamant và 4% trên giống Nicolas. Virus PVA: 18% trên giống Lệ Hoa, 14% trên giống Nicolas. Đặc biệt, giống khoai tây Xuyên Vụ cũng xuất hiện PVX với tỷ lệ 4% số mẫu kiểm tra, các mẫu cà chua ch−a thấy xuất hiện bệnh virus trong mẫu [11]. Các tác giả kết luận, có thể ứng dụng ph−ơng pháp ELISA vào phục vụ công tác kiểm dịch thực vật để chẩn đoán bệnh virus. Củ khoai tây Trung Quốc nhập vào Việt Nam trên giống Lệ Hoa bị nhiễm cả hai virus PVX và PVY [11].
- Theo Nguyễn Văn Tuất (Viện Bảo vệ thực vật, 2002), virus sau khi đã xâm nhiễm vào cây trồng và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau mà chúng ta có thể quan sát đ−ợc bằng mắt th−ờng. Tuy nhiên, cũng có tr−ờng hợp không ghi nhận đ−ợc bất cứ một biểu hiện nào khác bằng mắt th−ờng ng−ời ta gọi là “bệnh ẩn” [24].
- Năm 1992, các chuyên gia côn trùng và bệnh cây Nhật Bản và Đài Loan (Mitsuo Kameza và Hong Jisu), Viện Bảo vệ thực vật đã thực hiện chẩn đoán giám định các bệnh virus bằng ph−ơng pháp thử DNA và ELISA ở Việt Nam trên nhiều loại cây trồng khác nhau [29]
- Theo Hà Minh Trung (1996), nhiều loài virus khoai tây và các cây thuộc họ cà đã đ−ợc phát hiện vào giai đoạn 1970- 1975 nh− virus X, Y, M, S, L, TMV, CMV… giai đoạn này đã sử dụng các ph−ơng pháp lây bệnh bằng côn trùng môi giới, cây chỉ thị, phản ứng kháng huyết thanh [30]. Những kết quả nghiên cứu đã công bố đặc biệt có ý nghĩa cho việc định h−ớng cho các nghiên cứu về sau.
- Theo Ngô Bích Hảo (2002) ngoài các bệnh virus trên cây cà chua còn bị các virus khác gây hại là CMV, ToMV, PVV [13]
- Ngô Bích Hảo và cộng tác viên (2003) đã điều tra nghiên cứu bệnh khảm vàng lá ở vùng Hà Nội và phụ cận đã xác định ToMV gây hại khá phổ biến, bệnh xuất hiện từ giai đoạn phân cành, gây hại mạnh vào giai đoạn ra hoa, hình thành quả, và có xu h−ớng giảm vào giai đoạn thu hoạch. Theo tác giả thì triệu chứng do ToMV gây ra chủ yếu là loại hình khảm vàng, dạng d−ơng xỉ có xuất hiện nh−ng ít và th−ờng xuất hiện vào giai đoạn phân cành, đến khi thu hoạch. Cây cà chua bị nhiễm triệu chứng khảm, khảm, vàng, xoăn vàng lá d−ơng xỉ, thì phát triển kém, nếu bị nhiễm vào giai đoạn tr−ớc ra hoa thì th−ờng không cho thu hoạch. Trong ruộng sản xuất vào vụ xuân hè thì có tới 4/5 giống nhiễm ToMV, bị nhiễm nặng nhất là giống Xanhpie (Pháp). Giống số 609 không thấy nhiễm ToMV. Bằng ph−ơng pháp cây chỉ thị, ELISA Ngô Bích Hảo đã xác định đ−ợc một số cây ký chủ của ToMV là cà chua, cà pháo, cà độc d−ợc, cà bát, cà dại [14].
- Ngô Bích Hảo (2003) khi kiểm tra 10/ 15 mẫu hạt giống cà chua thu thập ở một số tỉnh phía bắc nhiễm ToMV, trong đó giống Xanhpie (Pháp), Tidi) Nhật, Đài Loan. Nguồn hạt ở Hà Nội và phụ cận bị nhiễm ToMV với tỷ lệ 66,6% [14].
- Đoàn Thị ái Thuyền, L−u Việt Dũng, Vũ Triệu Mân (2003) đã phát hiện tới 30,23% số mẫu nhiễm virus ToMV, PVX, PVY trong tổng số 140
mẫu thử của một số cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae) trong đó có tới 23,25% số cây trồng thuộc cây họ cà bị nhiễm ToMV, 36% mẫu bị nhiễm đồng thời cả ba virus ToMV, PVX, PVY. Tỷ lệ mẫu nhiễm cả hai virus ToMV và PVY chiếm 18,20% [28]. Từ đây các tác giả khẳng định cần phải sản xuất thành công một số Kit ELISA ở Việt Nam để chẩn đoán bệnh virus điều này góp phần giảm giá thành nhập khẩu, nâng cao chất l−ợng nghiên cứu chẩn đoán bệnh và bảo vệ sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam.