Tình hình hoạt động SXKD và tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 40 - 51)

A. Phân tích chung bảng cân đối kế toán

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối kỳ Tăng giảm

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

PL 02.1/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 35,920 37.8 36,160 30.8 240 0.7 (7.0)

1. Tiền, các khoản tương đương tiền 1,865 2.0 2,235 1.9 370 19.8 (0.1) 2. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 7,341 7.7 20,620 17.6 13,279 180.9 9.9 4. Hàng tồn kho 22,547 23.7 12,675 10.8 (9,872) (43.8) (12.9) 5. Tài sản ngắn hạn khác 4,167 4.4 630 0.5 (3,537) (84.9) (3.8)

B. Tài sản dài hạn 59,088 62.2 81,073 69.2 21,985 37.2 7.0

1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 2. Tài sản cố định 58,525 61.6 79,712 68.0 21,187 36.2 6.4 3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 4. Các khoản đẩu tư tài chính DH 0 0 0 0 0 0 0 5. Tài sản dài hạn khác 563 0.6 1,361 1.2 798 141.7 0.6

TỔNG CỘNG 95,008 100 117,233 100 22,225 23.4 0

PL 02.2/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả 34,995 36.8 50,901 43.4 15,906 45.5 6.6 1. Nợ ngắn hạn 11,389 12.0 28,901 24.7 17,512 153.8 12.7 2. Nợ dài hạn 23,606 24.8 22,000 18.8 (1.606) 0 (6.1) B. Vốn chủ sở hữu 60,013 63.2 66,332 56.6 6.319 10.5 (6.6) 1. Vốn chủ sở hữu 60,000 63.2 66,035 56.3 6.035 10.1 (6.8) 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 13 0 297 0.3 284 0 0.2 TỔNG CỘNG 95,008 100 117,233 100 22,225 23.4 0 PL 02.3/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG N

A Các khoản phải thu 7,341 100 20,620 100 13,279 180.9 0

Các khoản phải thu khách hàng 0 0 11,968 58 11,968 0 58 Trả trước cho người bán 7,341 100 8,651 42 1,310 17.8 (58)

Các khoản phải thu khác 0 0 0 0 0 0 0

B Công nợ phải trả 34,995 100 50,901 100 15,906 45.5 0

Vay ngắn hạn Ngân hàng 2,000 5.7 23,012 45.2 21,012 1,050 39.5 Phải trả cho người bán 9,389 26.8 4,384 8.6 (5,005) (53.3) (18.2)

Người mua trả tiền trước 0 0 93 0.2 93 0 0.2 Thuế và các khỏan phải nộp NN 0 0 739 1.5 739 0 1.5 Phải trả người lao động 0 0 627 1.2 627 0 0

Chi phí phải trả 0 0 0 0 0 0 0

Các khoản phải trả phải nộp khác 0 0 0 0 0 0 0

- Về tài sản: Quy mô tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm trước là 22,225

trđ, trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng 240 trđ, TSCĐ & ĐTDH của đơn vị tăng 21,985 trđ. Cơ cấu tài sản thì tài sản lưu động là 36,160 trđ chiếm 30,8 %; tài sản cố định

là 81,037 chiếm 69,2%.

Phân tích chi tiết những khoản mục tài sản tác động đối với quá trình kinh doanh, tài chính DN, cụ thể:

+ Sự biến động của tiền: Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2008 tăng

so với năm 2007 là 370 trđ.

+ Các khoản phải thu: Năm 2008, các khoản phải thu của công ty là 20,620 triệu đồng chiếm 17,6 % tổng tài sản, tăng so với năm 2007 là 13,279 triệu đồng. Trong đó phải thu khách hàng là 11,968 trđ (chiếm 58%/các khoản phải thu), chủ yếu nằm ở một số khách hàng lớn như: Cty dầu thực vật Cái Lân, Công ty dầu thực vật Tường An, công ty sữa Vinamilk, công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP, công ty sữa Hanoimilk, công ty Acecook Việt Nam công ty Bia Sài gòn, công ty Lavie, Vital…Tuy nhiên những khách hàng này là những khách hàng truyền thống và uy tín đối với doanh nghiệp, việc cho thanh toán chậm nằm trong chính sách của công ty đối với khách hàng truyền thống. Tuy nhiên thời gian chậm trả ngắn nên các khoản phải thu này là các khoản phải thu thu hồi được.

- Trả trước cho người bán năm 2008 là 8,651 trđ chiếm 42 % tổng các khoản phải thu, tăng so với năm 2007 là 1,310 trđồng. Trả trước cho người bán bao gồm các khoản tiền đặt cọc nhập khẩu các loại giấy phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đơn vị không có phải thu khó đòi các khoản phải thu phát sinh năm 2008 và dự kiến đến tháng 6/2009 sẽ thanh toán được.Theo như chính sách bán hàng của doanh nghiệp là khách hàng lớn, truyền thống có uy tín được chậm trả tiền hàng, khi nào bán được hàng thì thanh toán tiền, tuy nhiên thời gian chậm trả thường tối đa là 02 tháng, đối với bán lẻ thì thanh toán ngay 100% khi lấy hàng. Khách hàng của công ty đều là những đơn vị có quan hệ truyền thống, có uy tín trong thanh toán, thanh toán luôn đúng hẹn. Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 8.8 vòng.

+ Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho năm 2008 là 12,675 trđ chiếm 10,8 % tổng tài sản, giảm so với năm 2007 là 9,872 trđ, chủ yếu là giấy các loại; công ty dự trữ để sản xuất bao bì , hàng tồn kho của công ty không có hàng tồn kho chất lượng kém khó luân chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tài sản ngắn hạn khác 630 trđ, đây là khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

+ TSCĐ và ĐTDH: Năm 2008, giá trị của TSCĐ và ĐTDH là 81,073 trđ, tăng 21,985 trđ so với năm trước, do công ty mua sắm thêm tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu các khoản mục tài sản trong tổng tài sản của DN là hợp lý đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

- Về nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 là 66,332 trđ chiếm 56.6 % tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tăng 6,319 trđồng so với năm trước ( tương ứng với tỷ lệ 10,5%) do bổ sung lợi nhuận chưa phân phối.

- Nợ phải trả: năm 2008 là 50,901 trđ chiếm 43,4% tổng nguồn vốn, nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15,906 trđồng là do vay ngắn hạn NH tăng 21,012 trđ, người mua trả tiền trước tăng 93 trđ, phải trả người lao động tăng 627 trđ. Phải trả người bán giảm Cụ thể:

+ Hiện tại doanh nghiệp quan hệ với 02 tổ chức tín dụng – quan hệ vay vốn dài hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình và vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.

+ Phải trả người bán năm 2008 là 4.384 triệu đồng, với một số các đối tác lớn và cung cấp chủ yếu như Công ty giấy Việt Trì – Phú Thọ; Công ty giấy Sông Lam - Nghệ An; Công ty giấy Lam Sơn – Thanh Hoá; Công ty giấy Hoàng Hà – Hà Nội; Công ty giấy Hưng Hà – Hà Nội. Doanh nghiệp được hưởng chính sách mua hàng trả chậm tức là khi nào bán được hàng thì mới phải thanh toán tiền hàng điều này thể hiện niềm tin của các bạn hàng đối với doanh nghiệp; uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên.

+ Phải trả người lao động: đây là tiền lương tháng 12 nhưng theo quy định trả lương thì đến ngày đầu tháng 01 năm sau mới chi nên có nợ lương của CBCNV là 627 trđ. Khoản phải trả này sẽ được thanh toán ngay tháng 1 năm 2009.

+ Các khoản phải trả, phải nộp khác: là tiền cổ tức trả cho các cổ đông đã được Ban lãnh đao Cty duyệt chi nhưng thực tế đến cuối ngày 31/12/2008 chưa chi là 43 trđ.

Về cơ cấu vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn/tổng nguồn vốn là 56,6 % cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN tương đối cao, mức độ phụ thuộc đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại.

B. Phân tích tình hình công nợ

- Các khoản phải thu: 20.620 trđồng

Trả trước người bán: 8.651 trđồng ( 42%) - Các khoản phải trả: 50.901 trđồng Vay ngắn hạn: 23.012 ( 45,2%)

Phải trả người bán: 4.384 trđồng (8,6%)

Năm 2008 tổng các khoản phải thu là 20.620 trđ nhỏ hơn công nợ phải trả khách hàng (50.901 trđ) hiện tại DN đang chiếm dụng vốn nhiều hơn các khoản bị chiếm dụng.

Trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng là 11.968 trđ ( tương đương 58%). Cty có một lượng khách hàng lớn truyền thống và uy tín nên chính sách cho các khách hàng truyền thống có uy tín được chậm trả chưa phải trả ngay vì bản thân Cty cũng được các bạn hàng cho chậm thanh toán, khi nào bán được hàng thì mới phải thanh toán. Thời gian Công ty cho các đơn vị mua hàng chậm trả trung bình cả năm là khoảng 01 tháng, tối đa là 02 tháng, trong khi các khoản phải trả người bán là 4.384 trđ, công ty được các bạn hàng cho chậm trả thời gian chậm trả là 9 ngày.

Người mua trả tiền trước 93 trđ: Đây là tiền đặt cọc của một số doanh nghiệp đối với Cty. Thời gian gần đây, công ty liên tục có những khách hàng mới, dự báo trong tương lai chỉ số này sẽ tăng hơn.

Qua phân tích tình hình công nợ cho thấy đơn vị sử dụng vốn ngày càng hiệu

quả, phải thu có xu hướng tăng, hàng tồn kho có xu hướng giảm nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán thì tăng chậm hơn. Trong khi đó công

nợ được chậm trả tăng thể hiện đơn vị quản lý tốt cũng như uy tín trong lĩnh vực

C. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn tài trợ vốn Số tiền

(Đơn vị triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Giảm tài sản ngắn hạn khác 3.537 9.5 2.Giảm hàng tồn kho 9.872 26.5 3. Tăng nợ ngắn hạn 17.512 47.02 4. Tăng nguồn vốn CSH 6.022 16.2

5.Tăng nguồn kinh phí, quỹ khác 297 0.78

Cộng 37.240 100

Sử dụng vốn Số tiền

(Đơn vị triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

1. Tăng tiền và các khoản tương đương tiền 370 0,99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tăng các khoản phải thu ngắn hạn 13.279 35,66

3. Tăng tài sản cố định 21.188 56,89

4.Tăng tài sản dài hạn khác 797 2,14

5.Giảm nợ dài hạn 1.606 4,3

Cộng 37.240 100

Như vậy, trong năm nhờ tăng nợ ngắn hạn (trong đó tăng chiếm dụng vốn của người mua và tăng nợ vay Ngân hàng ) nên doanh nghiệp có thêm nguồn để tăng tiền mặt luân chuyển, tăng tài sản cố định và mở rộng, nới lỏng chính sách bán hàng để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.

D. Phân tích vốn lưu chuyển:

VLC = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH = 36.161 trđ – 28.901 trđ = 7.260 trđ

- Vốn lưu chuyển 7.260 trđ > 0 phản ánh khả năng thanh toán DN tốt, có khả năng mở rộng kinh doanh, đảm bảo an toàn, không sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, tránh được rủi ro do sử dụng sai nguồn.

E. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh năm 2008 như sau: Doanh thu thuần đạt: 123.190 trđ Giá vốn hàng bán: 103.498 trđ Lợi nhuận gộp: 6.209 trđ Tổng lợi nhuận trước thuế: 6.318 trđ Lợi nhuận sau thuế: 6.318 trđ

Tháng 4 năm 2007 Doanh nghiệp được thành lập trên có sở nhà máy sản xuất bao bì thuộc công ty TNHH TM & SX Pháp Quang. Đến quý IV/2007 chính thức hoạt động. Bước sang năm 2008 với qui mô mở rộng, đơn vị đã đạt được kết quả tương đối tối cụ thể qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy: Năm 2008 so với quý 4 năm 2007 thì – Doanh thu tăng 33.613 trđ tương ứng 27,2%; giá vốn hàng bán tăng 27.439 trđ tương ứng 26,5%; Lợi nhuận gộp tăng 6.174 trđồng tương ứng 31,3%; lợi nhuận trước thuế tăng 1.450 trđ tương ứng 22,9%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1.416 trđ tương ứng 22,8 %, lợi nhuận khác tăng 653 trđ; Lợi nhuận sau thuế tăng 34 trđ tương ứng 31,3 %.

Tỷ suất giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần = 84.01%; giá vốn hàng bán chiếm 84.01% trong tổng số doanh thu thuần thu được.

Tỷ suất CFQL/DTT = 3.1%; chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 3.1% trong tổng doanh thu thuần thu được. Chỉ số này cho thấy DN quản lý chi phí là có hiệu quả.

Tỷ suất LN trước thuế/DTT = 5.1%; tỷ suất này cho biết 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra DN tạo ra 5.1 đồng lợi nhuận; tỷ suất này là hợp lý

Hệ số ROE = 10 %, tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra DN tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận; tỷ suất này cho thấy DN sử dụng đồng ốn có hiệu quả.

Hệ số ROA = 6 %, tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra DN tạo ra được 0.06 đồng lợi nhuận; tỷ suất này cho thấy DN sử dụng tài sản có hiệu quả.

Từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy: Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 có lãi. Các chỉ tiêu về DT và LN của năm 2008 đều tăng so với năm 2007 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 tương đối ổn định, phát triển và có hiệu quả.

F. Phân tích các chỉ tiêu tài chính năm 2008

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn = 1,25 Nợ ngắn hạn

Với hệ số thanh toán ngắn hạn này DN đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hoá thành tiền trong vòng một năm tới.

- Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Phải thu ngắn hạn = 0,79 Nợ ngắn hạn

Với hệ số thanh toán nhanh này của DN đảm bảo khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

* Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (cơ cầu vốn)

- Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 56,3% Tổng nguồn vốn

Hệ số này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của DN là khá, đảm bảo độ an toàn tương đối cao và có khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.

-Hệ số ROE = Lợi nhuận sau thuế = 10 % Vốn chủ sở hữu

Hệ số này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của DN là khá, cùng với chỉ tiêu ROE cho thấy đơn vị sử dụng vốn tự có hiệu quả, đảm bảo độ an toàn tương đối tốt, và có khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.

- Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quân = 1,68 Vốn chủ sở hữu bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số này cho thấy vốn chủ sở hữu tài trợ hơn 50% cho tổng tài sản như vậy là ở mức độ khá, thể hiện năng lực tự chủ tài chính khá , đảm bảo độ an toàn tương đối cao.

- Hệ số tài sản cố định = Tài sản cố định = 1,3 Vốn chủ sở hữu

Hệ số này của DN là rất bình thường, cho thấy phần lớn TSCĐ của DN được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu chứ không phải từ nợ vay, tuy nhiên vì DN hoạt động chính là kinh doanh thương mại nên TSCĐ chủ yếu là các tài sản phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị,, phương tiện vận chuyển,… .

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

- Hệ số vòng quay tổng tài sản (số lần/năm) = Doanh thu thuần ≈ 1,16 vòng Tổng tài sản bình quân

Một năm tổng tài sản được chuyển đổi 1,1 lần thành doanh thu, hệ số này là bình thường, phản ánh DN sử dụng tài sản tương đối hiệu quả.

- Chu kỳ hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân x 360 = 61,26 ngày Giá vốn hàng bán

Chu kỳ hàng tồn kho là 61 ngày là tương đối tốt, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa nhập kho để bán hàng luân chuyển, như vậy DN quản lý hàng tồn kho hiệu quả, có khả năng sẽ đem lại lợi nhuận cho DN.

- Thời gian thu hồi công nợ = Các khoản phải thu bình quân x 360 = 40,8 ngày Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân của đơn vị khoảng 40 ngày là chuyển thành tiền mặt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của DN có hiệu quả; khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của các khách hàng là tốt; qua chỉ tiêu này nó cũng thể hiện đúng cơ cấu doanh thu và chính sách bán hàng của DN.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 40 - 51)