Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 27 - 28)

Đây là phương pháp thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Nội dung của phương pháp này là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho ngân hàng có thể biết mức độ nhạy cảm của dự án đối với các biến động của thị trường. Vì vậy phương pháp này hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án, nên nhờ phương pháp này có thể lựa chọn được những dự án có độ àn toàn cao, đảm bảo khả năng trả nợ trước những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó phương pháp cũng có nhược điểm, phương pháp này hết sức phức tạp, và khó khăn trong việc xác định các yếu tố biến động trong thị trường; và các yếu tố được đưa ra phân tích trong ngân hàng công thương Ba Đinh còn hạn chế chủ yếu là các yếu tố như: giá sản phẩm, giá nguyên vật liệu đầu vào…, ngoài ra ngân hàng vẫn chưa có phần mềm chuyên dụng để phân tích độ nhạy nhiều chiều nên việc vận dụng phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

* Đối với dự án cho vay nghành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

– Chi nhánh Ba Đình, theo em nên sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Trong

nền kinh tế thị trường, bất kì một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay ngân hàng đểu chịu sự tác động của các yếu tố khách quan. Hiệu quả của hoạt động cho

vay ở ngân hàng là thước đo hiệu quả của Ngân hàng thương mại, do đó biết mức độ nhạy cảm của dự án đối với các biến động của thị trường là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 27 - 28)