Thẩm định khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 29 - 31)

Việc thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Đây cũng là tiêu chí rất quan trọng trong

việc thuyết phục Ngân hàng về khả năng thực hiện dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, vì vậy nó phải tiến hành trước khi đi vào thẩm định dự án đầu tư.

 Thẩm định về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Xuất xứ hình thành doanh nghiệp

- Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua: thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi trụ sở công ty, thay đổi vốn điều lệ…

- Những khó khăn thuận lợi của công ty

- Uy tín của công ty trên thương trường gồm: khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào, nước nào, mối quan hệ làm ăn có bến vững hay không? Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị phần bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề và việc sản xuất kinh doanh có ổn định hay không?

- Tìm hiểu về lãnh đạo của doanh nghiệp gồm: lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác…

 Tình hình hoạt động SXKD và tài chính của khách hàng

Để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp cùng với việc kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và các nguồn thông tin khác. Bao gồm:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: cán bộ thẩm định căn cứ vào mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng từ đó nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu nếu có.

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng trong các năm, từ đó tính toán các các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động như vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay phải thu khách hàng.

+ Đánh giá tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính

- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Căn cứ vào các chỉ tiêu này cán bộ thẩm định có thể thấy được phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Các chỉ tiêu này gồm:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng số nợ ngắn hạn

 Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay là thấp.

 Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như: hệ số tài sản cố định, hệ số thích ứng dài hạn, và vốn lưu động ròng…

- Chỉ tiêu về tự chủ tài chính

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ so với tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản

 Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tronh khi đó các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán trả lãi = EBIT/ Chi phí trả lãi

Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khác như: hệ số doanh lưọi của vốn kinh doanh, hệ số khai thác tài sản…để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ việc phân tích các hệ số trên cán bộ tín dụng sẽ rút ra được những nhận xét về khả năng tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)