Trong những năm qua, nhà xuất bản đã thực sự làm việc hết mình để tạo sự phát triển, ngành xuất bản Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ và cùng với sự phát triển chung của Ngành đó là sự tham gia liên kết xuất bản của các Công ty Truyền thông Văn hóa điều đó đã đưa thị trường sách Việt Nam phát triển mới không những về số lượng tên sách, đầu sách được xuất bản hằng năm mà còn là sự phong phú, đa dạng của các thể loại đề tài sách được xuất bản.
Nhiều cuốn sách mới của các Tác giả, các Nhà Xuất bản nổi tiếng trên thế giới đã được các Nhà Xuất bản, các Công ty Truyền thông mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam cùng lúc với thế giới. Có thể nói ngành Xuất bản và bạn đọc tại Việt Nam đã và đang được tiếp cận thông tin, kiến thức nội dung cùng với các nước trên thế giới một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tuy nhiên nhiều NXB những năm gần đây cũng gặp khó khăn là do các xuất bản phẩm truyền thống đứng trước “cơn lốc” công nghệ số bùng nổ, sách điện tử (e-book) ra đời, ngày càng thu hút giới trẻ và tình trạng in lậu sách vẫn tràn lan, rất khó kiểm soát. Đây được coi là điểm không thuận lợi cho các nhà xuất bản.
Ngoài ra sách là một sản phẩm văn hóa xã hội do đó cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa xã hội. Yếu tố văn hóa xã hội ở Việt Nam gần đây phát triển với tốc độ cao. Sự phát triển mạnh của các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, điện ảnh…Đòi hỏi người làm sách phải có những sáng tạo, hướng đi mới cho phù hợp với văn hóa xã hội