Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 72 - 98)

- Ngoài ra còn đẩy mạnh các hoạt động khác như xóa đói giảm nghèo,

4.4.2.3. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông

* Tập huấn kỹ thuật

- Về nội dung tập huấn: cần chuyển giao nhiều hơn cho người dân về KTTB mới, giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất.

- Về phương pháp: cần tăng nội dung thực hành nhiều hơn lý thuyết, đồng thời lồng ghép nội dung tập huấn với các mô hình, các cuộc tham quan và các phương pháp giảng dạy phù hợp với người dân.

* Xây dựng mô hình trình diễn

- MHTD phải là mô hình thực tiễn phù hợp với điều kiện của đại đa số gia đình, điều kiện của các xóm và dễ làm và dễ tiếp thu.

- Quy mô diện tích mô hình phải đảm bảo ở phạm vi nhất định và mang tính đại diện cao.

- Mối quan hệ giữa CBKN và người dân tham gia mô hình phải khăng khít, bình đẳng, tự nguyện và không áp đặt. Đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt thông qua: tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để lôi cuốn người dân tham gia đầu tư khinh phí thực hiện mô hình.

* Hoạt động, tham quan hội thảo

- Nên tăng cường các cuộc tham quan hội thảo và dành nhiều chi phí hơn cho hoạt động này.

- Các hoạt động tham quan nên thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và tham gia.

* Công tác thông tin tuyên truyền

- Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền để tăng sức hấp dẫn. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin ở đài phát thanh ở huyện và ở xã.

- Tăng cường thông tin thị trường, tạo điều kiện và cơ hội để nông dân tiếp cận thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa công tác thông tin tuyên truyền như: máy ảnh kỹ thuật số, máy tính sách tay và nay chiếu...

4.4.2.4. Tài chính – kinh phí cho khuyến nông

- Đầu tư kinh phí vào xây dựng mô hình trình diễn không nên dàn trải, lựa chọn mô hình thực sự có hiệu quả.

- Phân bổ nhiều hơn cho các hoạt động tham quan, hội thảo

- Cần tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp cùng nhau xây dựng các hoạt động khuyến nông tạo thêm kinh phí cho khuyến nông.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trong những năm qua, Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát tiển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện nói chung và xã Ngọc Khê nói riêng. Với đội ngũ cán bộ chỉ gồm có 4 người CBKN đều có trình độ đại học và 1 kế toán, mạng lưới khuyến nông chưa hoàn thiện và hầu như làm khuyến nông chưa lâu. Song Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho, triển khai các công tác khuyến nông rộng khắp trên địa bàn xã đạt được những kết quả đáng nghi nhận. Khuyến nông đã nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp, từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới về nông, lâm, ngư nghiệp đến nông dân, trên cơ sở thực hiện các hoạt động chính là: Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên tuyền và tham quan hội thảo. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trạm đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức trong và ngoài ngành như: Trung tâm khuyến nông tỉnh, phòng nông nghiệp, trạm BVTV, trạm thú y... các cơ quan thông tin đại chúng, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương.

Các hoạt động của trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn.

Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng TBKT vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản của xã. Cơ cấu GTSXNN của xã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Những hộ nông dân tham gia vào các chương trình,

các hoạt động của khuyến nông, tích cực đầu tư áp dụng TBKT thì có kết quả sản xuất và cho thu nhập cao hơn so với các hộ không áp dụng các TBKT.

Về xã hội và môi trường, khuyến nông đã góp phần trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm BIOGAS, làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.

Tuy nhiên, còn một số công việc kết quả chưa cao như nhân rộng các mô hình thành công còn hạn chế. Nguyên nhân, công tác tuyên truyền, vận động chưa tốt, hơn nữa người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mạng lưới CBKN của huyện còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.

5.2. Kiến nghị

Đối với TTKNKL tỉnh Cao Bằng: sớm triển khai kế hoạch khuyến nông để trạm có kế hoạch phân bổ xuống xã. Tăng cường phối hợp, theo dõi giám sát các mô hình.

Đối với UBND huyện Trùng Khánh: huyện cần sớm duyệt và cấp kinh phí kịp thời để trạm triển khai các chương trình đúng kế hoạch và sớm hoàn thiện mạng lưới khuyến nông cơ sở để công tác khuyến nông hoạt động thường xuyên và hiệu quả hơn.

Đối với trạm cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt

của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, xóm.

Đối với UBND xã Ngọc Khê đề nghị các cấp lãnh đạo ở xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa TBKT về cho bà con nông dân. Xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Ở xã, khuyến nông xã phải tổ chức được ít nhất 1 mô hình khuyến nông tiêu biểu trong năm. Muốn vậy xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình.

Đối với nông dân: Nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến của mình để công tác khuyến nông được thực hiện có hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I, TIẾNG VIỆT

1. Bộ NN & PTNN (2012), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011

2. Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng – Bắc Cạn (2004), Tài liệu hướng dẫn phương pháp khuyến nông

3. Lành Ngọc Tú (2010), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông.

4. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2005), Giáo trình khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nghị định của chính phủ số 02/2010/NĐ – CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 về khuyến nông.

6. Nguyễn Thị Hà (2008), Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn

huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh năm 2007, luận văn tốt nghiệp Trường

Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Hoạt (2008), Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm khuyến nông huyện Lục

Nam – tỉnh Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm

Thái Nguyên.

8. UBND xã Ngọc Khê (2009) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

9. UBND xã Ngọc Khê (2009) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

10. UBND xã Ngọc Khê (2011) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

11. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2009), Báo cáo kết quả công tác

12. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2010), Báo cáo kết quả công tác khuyến nông trong năm 2010, phương hướng nhiệm vụ cho năm 2011. 13. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2011), Báo cáo kết quả công tác

khuyến nông trong năm 2011, phương hướng nhiệm vụ cho năm 2012. 14. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2009), Báo cáo kết quả thực hiện

mô hình sản xuất ngô B.21

15. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình lúa lai Tiên Ưu 95

II, TIẾNG ANH

16. A.W.Van den Ban & H. S. Hawkins (1998), Khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Chanoch Jacobsen (1996), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

III. INTERNET SOURSE

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Nguyễn Hữu Giang – giảng viên khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, nhân viên Trạm khuyến nông Trùng Khánh, UBND xã Ngọc Khê cùng các hộ nông dân xã Ngọc Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.

Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2012

Sinh viên

KN : Khuyến nông KNCS : Khuyến nông cơ sở CBKN : Cán bộ khuyến nông

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TBKT : Tiến bộ kỹ thuật

MHTD : Mô hình trình diễn PTBQ : Phát triển bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật KHKT : Khoa học kỹ thuật

CN – XDCB : Công nghiệp – xây dựng cơ bản TM – DV : Thương mại – dịch vụ

UBND : Ủy ban nhân dân

TTKNKL : Trung tâm khuyến nông khuyến lâm KTXH : Kinh tế xã hội

CLBKN : Câu lạc bộ khuyến nông SXNN : Sản xuất nông nghiệp HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp ND : Nông dân PN : Phụ nữ TN : Thanh niên PTBQ : Phát triển bình quân GTSX : Giá trị sản xuất NSBQ : Năng suất bình quân

DT : Diện tích

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Xã ngọc khê qua 3 năm (2009 – 2011)...34 Bảng 2.2: Dân số và lao động tại xã Ngọc Khê trong 3 năm( 2009 – 2011)...35 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: triệu đồng...38 Bảng 4.1: Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã...44 Bảng 4.2: Các khoản chi cho các hoạt động khuyến nông của trạm từ năm (2009 – 2011)...49 Bảng 4.3: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2009 – 2011)...50 Bảng 4.4: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm qua 3 năm (2009 – 2011)...51 Bảng 4.5 : Số lượng các cuộc tham quan hội thảo trong 3 năm (2009 – 2011)...52 Bảng 4.6: Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt giai đoạn 2009 – 2011...55 Bảng 4.7: Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi giai đoạn 2009 – 2011...57 Bảng 4.8: Sự đánh giá của người dân vào các hoạt động đào tạo, tập huấn...59 Bảng 4.9: Đánh giá của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền...61 Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về các mô hình trình diễn thông qua phiếu điều tra...62 Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hoạt động dịch vụ khuyến nông...64 Bảng 4.13: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011)...66 Bảng 4.14 : So sánh tính hiệu quả của giống ngô B.21 với các giống ngô khác (đối chứng) tính cho năm 2009...69 Bảng 4.15 : So sánh tính hiệu quả của giống lúa lai Tiên ưu 95 và giống lúa địa phương (tính cho năm 2010)...70 Bảng 4.16: Thu nhập của các hộ tham gia khuyến nông và không tham gia khuyến nông trên một năm qua phiếu điều tra...72 Bảng 4.17: Giới trong các hoạt động khuyến nông thu thập từ phiếu điều tra...73

Hình 4.1: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của trạm....46 Hình 4.2 : Hệ thống chuyển giao TBKT nông nghiệp ở Trùng Khánh...47 Hình 4.3: Hệ thống chuyển giao TBKT nông nghiệp của Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh...48

Phần 1

Bài Luận...1

Đề Tài:...1

Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng...1

PHẦN 1...2

ĐẶT VẤN ĐỀ...2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...2

1.2. Mục đích nghiên cứu...3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu...3

1.4. Ý nghĩa của đề tài...4

PHẦN 2...5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...5

2.1. Cơ sở lý luận...5

2.1.1. Khái niệm về khuyến nông...5

2.1.2. Nội dung hoạt động của khuyến nông...7

2.1.3. Chức năng và yêu cầu của khuyến nông...10

2.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của khuyến nông...11

2.1.5. Mục tiêu của tổ chức khuyến nông...11

2.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông...12

2.1.7. Các phương pháp khuyến nông...13

2.2. Cơ sở thực tiễn...14

2.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới...14

2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam...17

2.2.3. Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam...23

2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...27

2.3.1. Điều kiện tự nhiên...27

2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội...28

PHẦN 3...40

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...40

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...40

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu...40

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu...40

3.2. Nội dung nghiên cứu...40

3.3 Phương pháp nghiên cứu...40

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu...40

4.1.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trạm...44

4.1.3. Hệ thống chuyển giao và nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm ...46

4.2. Đánh giá kết quả hoạt động của trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh ...49

4.2.1. Kết quả hoạt động khuyến nông của Trạm...49

4.2.2 Đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông của trạm. 58 4.3. Những tác động của khuyến nông đến sự phát triển kinh tế, xã hội tại xã Ngọc Khê...65

4.3.1. Trên địa bàn xã...65

4.3.2 Tại các hộ điều tra...72

4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu...74

4.4. Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông...76

4.4.1. Định hướng cho hoạt động khuyến nông...76

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 72 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w