Trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 60 - 67)

Từ kết quả và đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông ta thấy khuyến nông đã có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu GTSX, cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suât cây trồng và số lượng, chất lượng đàn vật nuôi.

4.3.1.1. Tác động về mặt kinh tế

* Biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Nhờ sự cần cù và ham học hỏi của người dân trong xã Ngọc Khê và sự chuyển giao TBKT của khuyến nông, cuộc sống người dân thay đổi một cách đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12

Bảng 4.12: Biến đổi cơ cấu GTSX nông nghiệp tại Xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011) Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 GT (trđ) (%)CC (trđ)GT (%)CC (trđ)GT (%)CC Tổng GTSX nông nghiệp 12.624 100 14.427 100 15.586 100 - Trồng trọt 8.235 65,24 9.025 62,56 9.552 61,29 - Chăn nuôi – Thủy sản 3.120 24,71 4.000 27,72 4.324 28,38 - Lâm nghiệp 1.269 10,05 1.402 9,72 1.610 10,33

(Nguồn: UBND xã Ngọc Khê)

Trạm khuyến nông Trùng Khánh được thành lập từ năm 2005, đến nay đã được 7 năm và đạt được một số kết quả đáng kể, trong đó tác động đến biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tại xã Ngọc Khê. Qua bảng 4.12

ta thấy tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm tăng nên giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi - thuỷ sản, lâm nghiệp. Năm 2009 cả xã có tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 14.624 triệu đồng, năm 2010 là 14.427 triệu đồng, năm 2011 là 15.586 triệu đồng. Cơ cấu các nghành có sự biến đổi năm 2009 trồng trọt chiếm 65,24%, năm 2010 chiếm 62,56% còn 2011 chiếm 61,29% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Qua đó ta thấy cơ cấu ngành trồng trọt giảm xuống, thì cơ cấu ngành chăn nuôi tăng lên qua các năm đây là một điều đáng mừng vì người dân chú trọng hơn trong việc chăn nuôi và thủy sản. Cụ thể năm 2009 chăn nuôi - thuỷ sản chiếm 24,71% năm 2010 chiếm 27,72% , năm 2011 là 28,38%. Lâm nghiệp cũng là một ngành chú trọng trong xã bởi vì xã có diện tích lâm nghiệp khá lớn là 1559 ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp qua các năm tăng, năm 2009 là 1.269 triệu đồng, năm 2010 là 1.402 triệu đồng, năm 2011 là 1.610 triệu đồng. Nhờ có sự tuyên truyền người dân đã biết cách trồng và khai thác rừng một cách hợp lý, đây cũng là một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Trồng trọt vẫn là nguồn thu nhập chính cho người dân, tuy nhiên mấy năm gần đây người dân đã chú trọng hơn về chăn nuôi và lâm nghiệp.

* Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi

Ngọc Khê là một xã miền núi, nông nghiệp là nghành chủ yếu đem lại thu nhập cho người dân, bởi vì CN – XDCB và thương mại, dịch vụ chưa phát triển. Nông nghiệp đem lại thu nhập chủ yếu cho người dân trong xã. Vì vậy, sự tác động của các CBKN có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, mấy năm gần người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng một số cây đã tăng lên đáp ứng được nhu cầu lương thực người dân. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.13.

Bảng 4.13: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010

I.Trồng trọt 1.Cây lúa

+ Diện tích Ha 226,18 252,4 253,49 111,59 100,43

+ Năng suất Tạ/ha 39 42 43 107,69 102,38

+Sản lương Tấn 882,1 1060,08 1090 120,18 102,82 2.Cây ngô

+ Diện tích Ha 312,4 313,9 274,4 100,48 87,416 + Năng suất Tạ/ha 32,18 33,25 34,1 103,33 102,56 +Sản lương Tấn 1005,3 1043,7 936,475 103,82 89,73 3. Thuốc lá

+ Diện tích Ha 1,1 12,51 13,7 1137,3 109,51

+ Năng suất Tạ/ha 15 16 16,5 106,67 103,13

+Sản lương Tấn 1,7 20,01 22,605 1177,1 112,97 II.Chăn nuôi 1.Tổng số trâu con 1329 1425 1527 107,22 107,16 2. Tổng số bò con 687 721 814 104,94 112,90 3. Tổng số lợn con 2171 2370 2455 109,17 103,59 4. Tổng số gia cầm con 9728 9936 11873 119,13 119,49

( Nguồn: UBND xã Ngọc Khê)

Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2010 có diện tích, năng suất và sản lượng cây lúa cao hơn năm 2009. Cụ thể là diện tích tăng 11,59% đó là người dân khai thác các đất chưa sử dụng các năm trước, diện tích trồng lúa tăng được như vậy là do người dân đã dùng mày cày vào sản xuất nông nghiệp, máy cày đã thay cho sức kéo của trâu bò nên người dân đã mở rộng được diện tích cây trồng. Vì người dân ở đây lúa chỉ làm một được một mùa do thời tiết lạnh kéo dài. Làm một mùa lúa như vậy nên người dân rất chú trọng, chăm sóc cây lúa. Năng suất năm 2010 tăng 7,69% so với năm 2009, diện tích năng suất tăng dẫn đến sản lượng cũng tăng so với năm trước là 20,18%. Giờ đây người dân không những đủ lượng thực cho gia đình mình mà còn dưa thừa để chăn nuôi và bán lấy tiền mua các vận dụng trong gia đình, có thể dầu tư cho nông nghiệp tiến tới cơ khí hoá trong nông nghiệp.

Cây ngô năm 2009 có diện tích tăng 0,48% so với năm 2010, đặc biệt là năng suất tăng so với năm trước là 3,33% nên sản lượng cũng tăng 3,82%. Đó là những năm gần đây người dân được CBKN đưa các gống ngô mới năng suất cao vào trồng, thay bằng việc dùng giống địa phương như trước kia. Điều đáng chú ý ở đây là có sự xuất hiện của cây trồng mới cây thuốc lá là cây đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Diện tích năm 2010 tăng 137% so với năm 2009, năg suất tăng 6,67%, sản lượng tăng 117,1%.

Có được kết quả như vậy, là nhờ CBKN đã kết hợp với công ty thuốc lá, đem xuống cho người dân trồng để biến đối cơ cấu cây trồng. Sản lượng cây lượng thực tăng nên vật nuôi qua các năm cũng nuôi nhiều hơn, đối với trâu tăng 7,22%, bò tăng 4,94%, lợn tăng 9,17%, gia cầm 19,13%. Chăn nuôi đạt được kết quả như vậy là do sản lượng các cây lương thực tăng, người dân đã chú trọng chăn nuôi hơn bởi vì đem lại thu nhập cao cho người dân và có nhiều bãi cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc chăn thả trâu bò. Bên cạnh các lý do đó còn có sự tác động rất lớn của CBKN, Trạm đã kết hợp với phòng nông nghiệp, Trạm thú y tuyên truyền người dân phòng bệnh như dịch lở mồn long móng, lợn tai xanh, cúm gia cầm và giúp người dân phòng chống rét cho trâu bò. CBKN đã kết hợp với dự án bảo tồn vượn Cao Vít tập huấn cho người dân về chế biến dự trữ thức ăn cho trầu bò.

Năm 2011, đối với cây lúa diện tích tăng 0,43%, năng suất tăng 2,38% sản lượng tăng 2,82% so với năm 2010. Cây ngô có diện tích giảm, năng suất tăng 2,56 sản lượng giảm. Diện tich,sản lượng giảm như vậy là do một số người dân dẫ chuyển sang trồng cây thuốc lá có thu nhập cao hơn so với cây ngô. Thuốc lá có diện tích tăng 9,51% năng suất tăng 3,11% sản lượng tăng 12,97%. Chăn nuôi đều tăng, trâu tăng 7,16% bò tăng 12,9% lợn tăng 3,59% gia cầm tăng 19,49%

Qua trên ta thấy, cả chăn nuôi lẫn trồng trọt đều tăng qua các năm, đạt được kết quả như vậy có tác động rất lớn của các CBKN. Khuyến nông đã đưa người dân tiếp cận với các TBKT, tuyên truyền và hỗ trợ người dân phòng chống các bệnh và phòng chống rét cho trâu bò.

Tuy nhiên, CBKN cần tiếp cận người dân nhiều hơn để phát triển được kinh tế đúng với tiềm năng sẵn có của xã. Như giúp người dân chuyển từ kinh tế hộ sang kinh tế trang trại, bởi vì người dân ở đây chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ.

Để làm rõ hơn những biến đổi trong hiệu quả SXNN nhờ tác động của khuyến nông chúng tôi tiến hành so sánh năng suất ngô và lúa giống mới so với các giống khác.

Bảng 4.14 : So sánh tính hiệu quả của giống ngô B.21 với các giống ngô khác (đối chứng) tính cho năm 2009

TT Hạng mục

Giống ngô B.21 Đối chứng Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đ) Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đ) 1 Giống 2 71.000 142.000 2 72.000 144.000 2 Phân bón NPK 5.10.3 50 4.450 222.500 50 4.450 225.500 Đạm urê 20 9.800 196.000 20 9.800 196.000 3 Công lao động (C) 30 40.000 1.200.000 30 40.000 1.200.000 Tổng cộng 1.760.50 0 1.760.500 Năng suất TT 730 7000 5.110.000 600 7.000 4.200.000 Lãi 3.349.50 0 2.437.500

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)

Qua bảng 4.14 ta thấy cứ sản xuất 1000m2 giống ngô lai B.21 được lãi 912.000 đồng so với các giống khác đang dùng trong địa phương. Cụ thể là giống ngô lai B.21 mua giống 2kg hết 142.000 đồng, phân bón trong đó đạm là 20 kg hết 196.000 đồng, NPK 50 kg hết 222.500 đồng, công lao động hết 1.200.000 đồng, tổng cộng chi hết 1.760.500 đồng, thì đạt được năng suất 730 kg bán được 5.110.000 đồng trừ đi chi phí thì người nông dân được lãi 3.349.500 đồng. Còn giống đối chứng với tiền giống cũng là 2 kg thì hết 144.000 đồng, còn phân bón và công lao động giống nhau, nhưng năng suất

đạt được 600 kg tính thành tiền là 4.200.000 đồng trừ đi chi phí thì người nông dân được lãi 2.437.500 đồng. Đây là hiệu quả kinh tế của cây ngô. Còn cây lúa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.15 : So sánh tính hiệu quả của giống lúa lai Tiên ưu 95 và giống lúa địa phương (tính cho năm 2010)

Giống Nội dung

Tiên ưu 95 Địa phương

I. Chi phí 1.538.600 1.307.000 - Giống 3 x 59.000 = 177.000 10 x 4.000 = 40.000 - Đạm 28 x 6.900 = 193.200 20 x 6.900 = 138.000 - Lân 56 x 3.400 = 190.400 40 x 3.400 = 136.000 - Kaly 20 x 14.00 = 288.000 15 x 14.400 = 216.000 - Thuốc BVTV 40.000 27.000 - Làm đất 5 x 50.000 = 250.000 5 x 50.000 = 250.000 - Chăm sóc 2 x 50.000 = 100.000 4 x 50.000 = 200.000 - Gặt 6 x 50.000 = 300.000 6 x 50.000 = 300.000 II. Sản lượng 637 kg 420 kg III. Thu 637 x 4.000 = 2.692.000 420 x 4000 = 1.680.000

IV. Thu - Chi 1.153.400 373.000

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)

Qua bảng so sánh ta có thể thấy được từ 1000 m2 giống lúa Tiên ưu 95 cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với giống lúa địa phương, mặc dù hai giống lúa đầu tư phân bón khác nhau xong hiệu quả kinh tế từ giống lúa lai mang lại hiệu quả là rất lớn cụ thể như sau: với giống lúa Tiên ưu 95 đầu tư giống là 117.000 đồng, đạm là 193.000 đồng, lân là 190.400 đồng, kali là 288.000 đồng, thuốc BVTV là 40,000 đồng, làm đất là 250.000 đồng, chăm sóc 100.000 đồng, thuê gặt hết 300.000 đồng thì thu được 637 kg với giá 4.000 đồng thu được 2.692.000 đồng trừ đi các khoản đã chi trên tổng cộng là 1.538.600 đồng thì được 1.153.400 đồng. Còn giống địa phương đầu tư thấp hơn nhưng thu được hiệu quả thấp hơn. Giống địa phương thì đầu tư giống là 40.000 đồng, đạm 138.000 đồng, lân 136.000 đồng, kali 216.00 đồng, thuốc BVTV 27.000 đồng,

công làm đất và gặt giống nhau, còn công chăm sóc 200.000 đồng thì đạt được năng suất là 420 kg với giá 4.000 đồng/kg thì thu được 1.680.000 đồng trừ đi các khoản đã chi 1.307.000 đồng thì thu được lãi 373.000 đồng.

4.3.1.2. Tác động về mặt xã hội và môi trường

Khuyến nông đã chuyển giao TBKT đến với người dân làm cho cuộc sống cua họ được nnang cao hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các CBKN đã liên kết 4 nhà với nhau để tác động trong việc xoá đói giảm nghèo của xã. Qua thảo luận với các cán bộ xã Ngọc Khê thì từ khi người dân được tiếp cận với TBKT thì trong xã đã có nhiều hộ thoát được nghèo. Trong năm 2009 ở xã có 195 hộ nghèo và cận nghèo thì đến năm 2010 giảm xuống còn 180 hộ và năm 2011 là 168 hộ. Hộ nghèo qua các năm tuy giảm nhưng không đáng kể. Lý do là người dân vẫn chưa tiếp cận với các kỹ thuật mới, trong khi đó đất nông nghiệp trên đầu người càng giảm, đòi hỏi năng suất phải cao mới đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để có được năng suất cao người dân cần tiếp cận với các TBKT. Vì vậy, CBKN ở trạm có vai trò rất quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo tại xã.

Bên cạnh việc thực hiện chuyển giao TBKT về nông nghiệp tới cho người dân thì khuyến nông còn thực hiện việc truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân. Khuyến nông đảm nhận việc khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để bón cho cây trồng, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, khuyến cáo khai thác và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.

Trong vài năm trở lại đây trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin tuyên truyền, các mô hình trình diễn đã hướng dẫn bà con nông dân biết cách pha chế và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách. Đặc biệt Trạm khuyến nông đã phối hợp dự án bảo tồn Vượn Cao vít (FFI) thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật xây dựng hầm BIOGAS tại xã nên các hộ chăn nuôi lớn đều đã có hầm BIOGAS đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Hiện nay ở xã 90% người dân được sử dụng nước sạch, các đường giao thông trong các xóm đều

được bê tông hoá. Để đạt được thành quả như vậy có sự góp sức rất lớn của CBKN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w