nghiên cứu
4.3.3.1. Đánh giá của CBKN
Để thấy rõ được thực trạng công tác khuyến nông tại huyện nói chung và ở xã Ngọc Khê nói riêng Tôi đã thảo luận với cán bộ khuyến nông đang làm việc tại trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh. Qua thảo luận với 4 CBKN ở trạm cho thấy họ đều có trình độ chuyên môn khá với trình độ đại học, tuy nhiên vẫn chưa có CBKN được đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông. Khi được hỏi về công việc thì đều cho rằng công việc rất thú vị vì được trực tiếp tiếp xúc với nông dân và được nông dân hưởng ứng rất nhiệt tình nên tất cả các CBKN đều có ý định gắn bó công việc lâu dài. Vì là trình độ dân trí người dân trong Xã đều còn thấp và chưa đồng đều nhau nên tất cả CBKN đều phải kết hợp 3 phương pháp khuyến nông với nhau để truyền đạt kiến thức tốt nhất đến người dân. Tuy nhiên, trong trạm chỉ có 4 CBKN nên công việc rất nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của trạm.
4.3.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong công tác khuyến nông tại xã Ngọc Khê
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Uỷ, HĐND, UBND, phòng Nông nghiệp huyện Trùng Khánh và trung tâm KNKN tỉnh Cao Bằng chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.
- Có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo và sự cố gắng nhiệt tình tập thể cán bộ của trạm khuyến nông huyện, UBND xã Ngọc Khê và các khuyến nông viên cơ sở.
-Sự quan tâm của các cấp, các ngành, các toàn thể của UBND xã Ngọc Khê và sự tham gia nhiệt của của các hộ nông dân trong xã.
- Được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như: Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo tỉnh Cao Bằng, Dự án khu bảo tồn vượn cao vít huyện Trùng Khánh.
- Các CBKN đang làm việc ở trạm có trình độ chuyên môn khá, đa phần trong số họ là kỹ sư được đào tạo tại các trường nông lâm nghiệp với một chuyên ngành đào tạo nhất định là trồng trọt, chăn nuôi - thú y
- Cán bộ khuyến nông nhiệt tình, sáng tạo, hăng xay công việc là một ưu thế lớn cho hoạt động khuyến nông tại điạ phương.
* Khó khăn
- Ở trạm chỉ có 4 CBKN và 1 kế toán, chưa có CBKN đào tạo đúng chuyên ngành KN&PTNT và CBKN phụ trách phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản.
- CBKN ở xã và KNV ở các xóm năng lực còn hạn chế nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao còn gặp không ít khó khăn.
- CBKN ở xã chỉ nhận lương phụ cấp là 720.000đồng/tháng, làm hợp đồng chưa được vào cán bộ chính thức của nhà nước. Khuyến nông viên ở xóm hàng tháng được hỗ trợ công tác rất ít, điều đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông.
- Hiện nay ở Xã vẫn chưa có câu lạc bộ khuyến nông và nhóm nông dân cùng sở thích.
- Vì vẫn là một huyện nghèo nên kinh phí hoạt động các hoạt động khuyến nông chủ yếu là từ Trung tâm khuyến nông quốc gia và trung tâm khuyến nông tỉnh. Kinh phí của huyện cho hoạt động khuyến nông là rất ít chỉ đủ trả lương cho CBKN.
- Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết lạnh kéo dài, điều đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, các mô hình thực hiện tại xã.
- Vì đất của người dân ở đây là manh mún nhỏ lẻ, nên các mô hình không tập trung. Nên rất khó khăn trong việc quản lý các mô hình.
- Là một xã vùng 3 điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp không đồng dều nhau nên rất khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho người dân.