Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 39 - 41)

4.1.2.1. Nguồn nhân lực của Trạm và đội ngũ CBKN cơ sở

Bảng 4.1: Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã

Trình độ Cán bộ khuyến nông trạm Cán bộ khuyến nông các xã Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Đại học 4 100,00 3 15,00 Cao đẳng - - - - Trung cấp - - 17 85,00

Chưa đào tạo - - - -

Tổng 4 100,00 20 100,00

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)

Qua bảng 4.1 trạm khuyến nông Trùng Khánh gồm 4 cán bộ, ngoài ra còn có 1 nhân viên kế toán chuyên làm công việc tính toán các khoản thu chi của trạm. Cán bộ khuyến nông gồm 4 người có 1 trưởng trạm, 1 phó trạm, và 2 cán bộ kỹ thuật. Qua điều tra các cán bộ khuyến nông của trạm đều là trình độ đại học 100%, trong đó có 1 kỹ sư chăn nuôi, 3 kỹ sư trồng trọt. Với số lượng cán bộ như vậy, mỗi người phải phụ trách từ 6 đến 7 xã, còn trưởng trạm ở lại. Với công việc nhiều,nhưng các cán bộ luôn nhiệt tình, thường xuyên xuống xã để kiểm tra tình hình sản xuất mà xã mình phụ trách.

Khuyến nông ở xã có 20 người/20 xã hoạt động tương đối đều nhưng năng lực không được đồng đều. Trong 20 người, trình độ đại học chỉ có 3 người chiếm 15%, còn lại là trung cấp chiếm đến 85%. Nhìn chung khuyến nông ở xã năng lực không đồng đều và họ chỉ làm hợp đồng với số tiền nhận phụ cấp 720.000 đồng/tháng. Trong huyện có 230/230 xóm đều có khuyến nông viên xóm. Về kiến thức kỹ năng trong hoạt động khuyến nông còn nhiều mặt yếu, để đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển sản xuất ở cơ sở đội ngũ khuyến nông ở xã cần được tập huấn nâng cao năng lực và trang bị thêm kiến thức về thú y và bảo vệ thực vật. Ngoài ra cần tăng cường cán bộ khuyến nông làm việc ở trạm và tăng tiền lương cho cán bộ khuyến nông xã để họ có thể yên tâm công tác. Làm được như vậy công tác khuyến nông sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

4.1.2.2. Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới

Hệ thống khuyến nông nhà nước ở Trùng Khánh hoạt động theo phương thức: Trưởng trạm trực ban liên tục tại trạm, còn lại các CBKN ở trạm hàng tuần sẽ xuống kiểm tra, nắm tình hình xã mình quản lý. Các CBKN ở xã sẽ hoạt động tại cơ sở, ưu tiên cho những người sống tại địa bàn đó. Các CBKN xã sẽ viết và trình bày báo cáo về tình hình hoạt động khuyến nông diễn ra trên địa bàn xã sau 1 tháng và định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo. Cán bộ của trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng và báo cáo quý chung cho toàn huyện. Qua nghiên cứu cho thấy các CBKN xã đều biết viết báo cáo tốt, các chương trình khuyến nông được theo dõi và thống kê đầy đủ.

Tổ chức mạng lưới khuyến nông của trạm được thực hiện dựa trên các mối quan hệ với các cơ quan trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thể, các HTX NN và hộ nông dân. Các mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 4.1: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của trạm

Xuất phát từ yêu cầu SXNN và sự chỉ đạo của trung tâm khuyến nông tỉnh Cao Bằng. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh ngoài sự chỉ đạo sản xuất còn thực hiện chương trình khuyến nông với sự kết hợp cùng các cơ quan. Có sự trao đổi kiến thức sản xuất nông nghiệp với người dân, cùng người dân thực hiện để năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w