4.2.1.1. Tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển
giao TBKT vào sản xuất. Xác định được điều đó Trạm khuyến nông Trùng Khánh đã mở rộng nhiều lớp tập huấn và thu hút đông đảo bà con tham gia. Kết quả tập huấn được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2009 – 2011)
Năm So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ I.Tổng số lớp tập huấn Lớp 52 60 63 115,38 105 110,19 - Trồng trọt Lớp 41 45 46 109,76 102,22 105,99 - Chăn nuôi - thuỷ sản Lớp 11 15 17 136,36 113,33 124,85 II. Tổng số người tham gia
Người 2032 2410 2595 118,6 107,67 113,14
III. BQ người
tham gia Người
39,0
7 40,17
41,1
9 102,79 102,55 102,69
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)
Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Mỗi khi chuẩn bị đưa TBKT vào sản xuất, Trạm kết hợp với cơ quan trong và ngoài ngành khảo sát thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai trong đó có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và nhân dân trực tiếp sản xuất. Qua bảng 4.3 ta thấy các lớp tập huấn qua 3 năm Tăng (BQ 3 năm tăng 10,19%). Các lớp tập huấn chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, vẫn còn chưa các lớp tập huấn về các lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản, vì vậy Trạm cần quan tâm hơn về các lĩnh vực này. BQ người tham gia qua 3 năm tăng là 13,14% điều đó chứng tỏ người dân quan tâm hơn đến các buổi tập huấn. Do đó, Trạm cần phối hợp với các cơ
quan trong và ngoài ngành tăng cường số lượng các lớp tập huấn nhiều hơn, đặc biệt là tập huấn về phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản.
4.2.1.2. Thông tin tuyên truyền
Có thể nói, thông tin tuyên truyền là hoạt động rất cần thiết trong phòng trừ dịch bệnh, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin về giá cả nông sản…Thông tin tuyên truyền tác động đến quyết định sản xuất và thành quả đạt được của hộ. Đồng thời hoạt động thông tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và được đông đảo bà con nông dân tiếp nhận. Hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm qua 3 năm (2009 – 2011) Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ
Tài liệu kỹ thuật Quyển 1000 2000 2500 200 125 162,5
Tờ rơi Tờ 4000 4500 5000 112,5 111,11 111,80
Tờ gấp Tờ 2000 3000 4000 150 133,33 141,67
Tạp chí khuyến nông Quyển 240 250 260 104,17 104 104,09
Nông lịch Quyển 220 240 250 109,09 104,17 106,63
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)
Qua bảng 4.4 ta thấy hoạt động thông tin của trạm khá phong phú và đang dạng. Hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm như phát cho người dân của tài liệu tập huấn, tờ rơi, tờ gấp, tạp chí khuyến nông và nông lịch. Qua bảng số lượng các hoạt động thông tin tuyên truyền bình quân tăng qua 3 năm. Tài liệu kỹ thuật tăng 162,5%, tờ rơi tăng 111,8%, tờ gấp tăng 141,67%, tạp chí khuyến nông tăng 109,54%. Còn tạp chí khuyến nông và nông lịch ít
nên chỉ phát cho các xã lưu tại văn phòng hoặc tủ sách của xã phục vụ cho số lượng ít nông dân có điều kiện đến tham quan học tập. Loại tài liệu này cấp phát theo tháng, mỗi xã được nhận 1 cuốn/tháng. Trong đó số lượng tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp là nhiều nhất. Ngoài ra trạm còn kết hợp với phát thanh truyền hình huyện sản xuất chương trình phát thanh hàng tháng và trước mỗi thời vụ.
Tuy nhiên, hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm còn chưa phát huy được khả năng của mình, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của nhân dân. Số lần đài phát thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh của các xã đưa tin về khuyến nông còn ít. Trạm chưa có các văn bản soạn thảo về quy trình kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi để gửi đến đài truyền thanh huyện, tỉnh. Vì vậy, Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động thông tin tuyên truyền này.
4.2.1.3. Tham quan hội thảo
Qua các cuộc tham quan hội thảo người nông dân được “mắt thấy tai nghe” những kỹ thuật và kết quả của kỹ thuật mới. Hơn nữa họ được trực tiếp tiếp xúc với nông dân sản xuất giỏi, từ đó họ sẽ nhận thức đầy đủ hơn so với những thông tin họ được nghe thấy, làm cho họ tin tưởng hơn vào TBKT được chuyển giao. Mặt khác tham quan hội thảo có thể giúp cho nông dân nảy sinh những ý tưởng mới khi so sánh cái nhìn thấy và thực tế của mình. Từ đó định hướng cho gia đình mình trồng cây gì, nuôi con gì, ở đâu và như thế nào…? Do đó thông qua các đợt tham quan hội thảo người nông dân có thể tiếp thu những TBKT một cách nhanh chóng, có thể thay thế các CBKN chuyển giao TBKT tới bà con nông dân nơi mình sinh sống. Như vậy, tham quan hội thảo đem lại hiệu quả cao trong hoạt động công tác khuyến nông.
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ
I. Số cuộc tham quan
hội thảo Cuộc 7 9 10 128,57 111,11 119,84
- Trồng trọt Cuộc 6 7 10 116,67 142,86 129,76
- Chăn nuôi - thuỷ sản Cuộc 1 2 - 200 - -
II. Tổng số người
tham gia Người 267 354 412 132,58 116,38 124,48
III. BQ người tham
gia Người 38,14 39,33 41,2 103,12 104,75 103,93
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh)
Qua bảng 4.5 cho thấy, số lượng các buổi và số lượng người tham gia hội thảo khuyến nông liên tục tăng qua 3 năm, bình quân 3 năm tăng 119,84%. Nội dung các buổi hội thảo vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt. Trong 3 năm có 26 cuộc hội thảo thì trồng trọt đã chiếm 23 cuộc, 3 cuộc còn lại là về chăn nuôi - thuỷ sản. Trong khi đó lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa nhận được sự quan tâm của Trạm. Đây là vấn đề đòi hỏi Trạm cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung. Các cuộc tham quan hội thảo qua 3 năm nên số lượng người người tham gia qua và bình quân người tham gia trên một cuộc hội thảo cũng tăng, tăng lần lượt là 124,48% và 103,93%.
Tuy nhiên, vấn đề thời gian và kinh phí để tổ chức tham quan, hội thảo cũng cần các nhà tổ chức phải quan tâm, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về điều kiện vật chất và sắp xếp thời gian phù hợp cho cả người tham gia và địa điểm tổ chức.
Xây dựng mô hình trình diễn là nội dung hoạt động quan trọng trong công tác khuyến nông, giúp cho người dân thấy được kết quả ngay, tạo được niềm tin trong nông dân. Đây là hoạt động được trạm khuyến nông phân bố nhiều kinh phí nhất, vì mô hình trình diễn mang tính thực tế và hiệu quả cao.
Chính vì thế mà hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình luôn được coi trọng và là một trong những hoạt động chủ yếu trạm thực hiện trong 3 năm qua. Hoạt động mô hình trình diễn được thực hiện ở 2 lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt chủ yếu tập trung vào cây lúa, ngô, đậu xanh và đỗ tương. Còn các mô hình chăn nuôi - thuỷ sản chủ yếu tập chung vào phát triển lợn, trâu, bò và gà. Trong khi đó mô hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm là chưa có. Các mô hình đã được thực hiện nhờ sự kết hợp của trạm khuyến nông với dự án bảo tồn vượn Cao Vít (FFI) và dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng (IFAD) và sự hỗ trợ kinh phí của TTKNKN tỉnh Cao Bằng. Kết quả là các mô hình trình diễn đều đạt yêu cầu trình diễn của từng ngành sản xuất.
* Kết quả mô hình trình diễn ngành trồng trọt
Ở huyện Trùng Khánh nói chung và ở xã ngọc khê nói riêng trồng trọt vẫn là ngành quan trọng. Những năm gần đây, trạm khuyến nông Trùng Khánh với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao KTTB tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn huyện. Trạm đã tập chung đàu tư cho xây dựng trình diễn và nhân rộng. Kết quả cho thấy các mô hình đều đạt được yêu cầu và được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt giai đoạn 2009 – 2011
Năm Tên mô hình Địa Điểm(xã) (ha)DT (tạ/ha)NSBQ Số hộ(hộ) Kết quả
2009
Lúa lai Tiên ưu 95 Ngọc KhêTrung phúc 13 65 104
Tổng kết mô hình đạt
năng suất tốt Mô hình máy làm
đất Đình Minh - - 5 Đạt hiệuquả cao
Trồng cỏ VA06 Cảnh Tiên 2 2664,5 16
Cỏ sinh trưởng phát
triển tốt Trồng rau cải mỡ KhâmThành 2 300 20 Năng suấtcao Thử nghiệm giống
đỗ tương DT 2008 Cảnh Tiên 0,05 20 3
Cây đỗ tương sinh
trưởng tốt Trồng ngô rau Đức Hồng 0,05 40 2 Tỷ lệ cây 2bắp 100%
2010
Sản xuất ngô lai vụ hè thu Phong Nậm Lăng Yên Ngọc Chung Ngọc Khê 25 74 150 Năng suất cao Giống đỗ tương
DT26 vụ xuân Lăng HiếuNgọc Côn Đức Hồng Thị Trấn 1,8 19 16 Năng suất cao 2011 Trình diễn các giống ngô lai: NK67, NK6326, B265, B21 Thị Trấn Đình Minh Lăng Hiếu Cảnh Tiên Ngọc Khê 4 72 40 Tiềm năng năng suất cao phù hợp với điều kiện địa phương Cấy lúa lai 3 dòng
CT 16 Đức Hồng 0,2 58 1 Ít sâu bệnh, phù hợp với địa phương Trồng đậu xanh Ngọc Khê Chí viễn Cao Thăng 9 7 60 Năng suất thấp
* Cây lúa: Trong 3 năm qua trạm khuyến nông Trùng Khánh đã thực hiện được 2 mô hình về cây lúa, đó là mô hình lúa lai tiên ưu 95 và cấy lúa lai 3 dòng CT16. Kết quả thực tế cho thấy các giống lúa trình diễn đều sinh trưởng phát triển tốt, ngày càng đạt yêu cầu và mục đích mà khuyến nông đề ra. Năng suất lúa của các mô hình cao hơn hẳn so với giống đối chứng (giống lúa địa phương) hiện đang sản xuất đại trà ở Trùng Khánh. Mặc dù có năng suất cao hơn so với các giống địa phương nhưng ngược lại cần sự đầu tư về phân bón và thuốc BVTV nhiều hơn rất nhiều so với giống đia phương. Vì vậy người dân ơ đây vẫn dùng giống địa phương nhiều hơn các giống lúa lai mới. Nên mô hình vẫn không được người dân nhân rộng ra.
* Cây ngô: Ngô lai được người dân ở đây ưa chuộng hơn rất nhiều so với giống lúa lai nên mô hình về ngô được thực hiện trong 3 năm qua rất nhiều, đây cũng là cây chủ yếu trạm thực hiện mô hình được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ có sự kết hợp với các công ty giống ngô nên Trạm đã tổ chức được mô hình về ngô ở hầu hết các xã trong huyện. Các giống ngô lai được được thực hiện mô hình như: NK67, NK6326, B265, B21. Kết quả cho thấy các giống ngô lai mới đều có năng suất cao và được người dân nhân rộng. Hiện nay người dân toàn huyện đều dùng các giống ngô lai, dùng giống địa phương rất ít.
* Cây đỗ tương: Người dân trong huyện ngoài trồng cây ngô và lúa ra còn rất chú trọng đến cây đỗ tương nhưng chủ yếu là các giống địa phương. Nên trạm đã đưa các giống đỗ tương mới vào làm mô hình như: DT26, DT2008. Kết quả cho thấy các giống đỗ tương này rất thích hợp với thời tiết khí hậu ở đây và đạt được được năng suất cao.
* Ngoài ra trạm còn thực hiện mô hình: máy làm đất, trồng cỏ VA06, trồng rau cải mỡ, trồng đậu xanh, trồng ngô rau và các giống đỗ tương khác như : DT84, DT20, DVN 5, D8, DVN10. Tuy nhiên, mô hình đỗ xanh đạt
được năng suất thấp nguyên nhân là do giai đoạn ra hoa kết quả gặp thời tiết khô hạn kéo dài dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp.
* Kết quả mô hình trình diễn ngành chăn nuôi
Như trên ta biết trồng trọt là một ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở huyện Trùng Khánh. Bên cạnh ngành trồng trọt là ngành chăn nuôi cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của huyện. Hai ngành này hỗ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển. Những năm trước người dân chủ yếu tập chung vào trồng trọt là nhiều, nhưng những năm gần đây chăn nuôi của huyện cũng được chú trọng và đạt được một số hiệu quả. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng như sau:
Bảng 4.7: Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi giai đoạn 2009 – 2011
Năm Tên mô hình
Đơn vị thực hiện (xóm) Số lượng (con) Số hộ (hộ) Kết quả 2009 Mô hình chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò Phong Châu Cảnh Tiên Thân Giáp Lăng Hiếu Ngọc Khê - 100 Kết quả tốt 2010 Nuôi gà hướng thịt theo hướng an toàn sinh học Đức hồng 1554 15 Qua kiểm tra nuôi được 68 ngày đạt 2,5 kg/con Nuôi cá
thâm canh Ngọc Khê 5280 1
Cá phát triển tốt
Qua bảng 4.7 ta thấy các mô hình chăn nuôi được thực hiện ít hơn rất nhiều so với các mô hình về trồng trọt. Lý do là các mô hình chăn nuôi thực hiện tốn nhiều kinh phí hơn và người dân ở đây vẫn chú trọng trồng trọt hơn. Đa phần người dân chăn nuôi để ăn các sản phẩm dư thừa từ trồng trọt. Trong 3 năm qua trạm đã thực hiện được 3 mô hình, năm 2009 được 1 mô hình đó là mô hình chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò, năm 2010 thực hiện được mô hình nuôi gà hướng thịt theo hướng an toàn sinh học và mô hình nuôi cá thâm canh. Đặc biệt, trong 3 mô hình đó có mô hình chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò được người dân hưởng ứng nhiệt tình và trâu bò có đủ thức ăn dự trữ về mùa đông, giảm được tỷ lệ trâu bò chết rét. Đến năm 2011 ở trạm lại không có mô hình nào về chăn nuôi. Vì vậy trạm cần chú trọng nhiều hơn đến các mô hình chăn nuôi.
* Nhân rộng mô hình
Nhờ thực hiện mô hình trình diễn đạt được yêu cầu của người dân, được người dân hưởng ứng nhiệt tình nên các mô hình được nhân rộng. Năm 2009 nhân rộng được mô hình trồng ngô đông, đầu năm Trạm khuyến nông Trùng Khánh đã triển khai vận động các xóm, xã thực hiện. Kết quả là đã có 5 xã trồng ngô đông và diện tích đạt được là 18,97ha. Ngoài ra còn nhân rộng diện tích trồng ngô lai VN 8960 được 12,5ha và nhân rộng diện tích cấy lúa lai Syn 6 được 110 ha. Năm 2011 trạm khuyến nông chỉ đạo khuyến nông viên tuyên truyền nhân rộng mô hình được 677,2 ha. Trong đó nhân rộng mô hình trồng ngô lai 659,8 ha, mô hình trồng đậu tương mới 14,7 ha, trồng cỏ VA 2.73 ha. Đây là kết quả đáng kích lệ của cán bộ khuyến nông của trạm.