Chọn mẫu điều tra cán bộ khuyến nông: chúng tôi tiến hành điều tra tất cả các cán bộ khuyến nông đang là việc tại trạm khuyến nông huyện.
Chọn xóm điều tra: chọn tất cả các xóm trong xã Ngọc Khê bao gồm 10 xóm. Tất cả 10 xóm này sẽ nói lên về vị trí địa lý, dân tộc, dân trí và các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của toàn xã.
Chọn hộ nông dân điều tra: mỗi xóm điều tra tiến hành phỏng vấn 15 hộ nông dân trong đó mỗi xóm điều tra 12 hộ tham gia khuyến nông và 3 hộ không tham gia khuyến nông. Trong nhóm điều tra phỏng vấn chúng tôi sẽ tiến hành điều tra phỏng vấn: trưởng xóm, khuyến nông viên xóm và phỏng vẫn ngẫu nhiên 13 hộ nông dân khác.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Các số liệu thống kê đã được công bố qua 3 năm 2009 – 2011 liên quan đến điều kiện tự nhiên, tình hình đất đai, dân số lao động, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất hạ tầng, kết quả sản xuất nông nghiệp được thu thập từ UBND xã Ngọc Khê.
Các thông tin số liệu về tổ chức Trạm khuyến nông, số CBKN và các số liệu phản ánh về kết quả hoạt động khuyến nông như: Số buổi tập huấn, số mô hình trình diễn, số nông dân tham gia vào tập huấn kỹ thuật, kinh phí cho hoạt động khuyến nông...Tôi thu thập từ Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh.
- Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp:
+ Tiến hành quan sát, khảo sát khu vực điều tra, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn, hệ thống phiếu điều tra.
+ Nội dung phiếu điều tra: thông tin cơ bản về nông hộ, tình hình các hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với thực tế.
+ Công cụ dùng để xử lý số liệu: sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ chúng tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu.
3.3.3. Phương pháp phân tích
a) Phương pháp so sánh.
Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một dung lượng, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển hoặc kìm hãm phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lý trong từng trường hợp.
- Số tuyệt đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Số tương đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian và không gian.
- Số bình quân: Biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
b) Phương pháp thống kê mô tả.
Là phương pháp nghiên cứu các hoạt động khuyến nông bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích sự tác động của các hoạt động khuyến nông đến sự phát triển của kinh tế - xã hội, trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian, sau đó tổng hợp kết quả để thấy được xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm
4.1.1. Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của Trạm
4.1.1.1. Căn cứ thành lập Trạm
Căn cứ vào Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LT – TT ra ngày 02/08/1993 quy định về xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ Trung ương đến địa phương. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh được thành lập ngày 12/05/2005 thuộc phòng Nông nghiệp huyện Trùng Khánh chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ TTKNKL tỉnh Cao Bằng. Trạm khuyến nông Trùng Khánh trực thuộc UBND huyện Trùng Khánh, là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trạm khuyến nông Trùng Khánh thực hiện theo thông tư 02/LT – TT ra ngày 02/08/1993, cụ thể là:
+ Đưa KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng các mô hình trình diễn về nông, lâm, ngư nghiệp
+ Hướng dẫn kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp cho bà con nông dân + Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện + Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn về quản lý kinh tế, thông tin thị trường cho CBKN cơ sở và các CLBKN.
+ Xây dựng các CLB nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm nông, lâm, ngư dân cùng sở thích.
4.1.1.2. Cơ sở hạ tầng của Trạm
Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh vẫn ở với phòng nông nghiệp huyện. Được phân cho 3 phòng ở tầng 1, 1 phòng trạm trưởng, 1 phòng kế
toán và một phòng chuyên môn để làm việc. Các thiết bị máy móc bao gồm 1 máy láp tốp, 3 máy bàn, 3 máy in và 2 máy chiếu phục vụ cho quá trình làm việc tại cơ quan và xuống cơ sở tập huấn. Nhìn chung hệ thống máy móc thiết bị đều tốt đảm bảo yêu cầu làm việc và nghiên cứu của cán bộ nhân viên trạm khuyến nông. Ngoài ra trạm còn có một phòng riêng để đồ, các vận dụng cần thiết cho quá trình làm việc. Tuy nhiên, hàng tháng giao ban chưa có hội trường riêng, vẫn phải nhờ hội trường họp của phòng nông nghiệp huyện.