Đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông của trạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 53 - 60)

4.2.2.1. Đánh giá của người dân về hoạt động tập huấn

Người nông dân huyện Trùng Khánh nói chung và xã Ngọc Khê nói riêng với bản chất cần cù chịu khó và ham học hỏi, họ luôn muốn làm thế nào để cải thiện sản xuất của mình để mang lại hiệu quả cao, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế, khi có lớp tập huấn họ rất hưởng ứng tham gia và cũng đưa

ra đánh giá các buổi tập huấn khi được hỏi đến. Sự đánh giá của người dân trong tập huấn kỹ thuật được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Sự đánh giá của người dân vào các hoạt động đào tạo, tập huấn

STT Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100,00

- Hộ tham gia đào tạo, tập huấn 109 72,67 - Hộ không tham gia đào tạo, tập huấn 41 27,33

2

Lý do tham gia đào tạo, tập huấn

- Nhận được sự hỗ trợ về kinh phí 14 12,84 - Nâng cao sự hiểu biết về KHKT 41 37,61

- Được tuyên truyền vận động 5 4,59

- Nội dung phù hợp với nhu cầu 45 41,29

- Lý do khác 4 3,67

3

Lý do không tham gia đào tạo, tập huấn

- Nội dung không phù hợp 7 17,07

- Học từ người người thân, hàng xóm 21 51,22

- Không có thời gian tham gia 6 14,63

- Không được mời tham gia 5 12,20

- Lý do khác 2 4,88

4

Nội dung tập huấn/ số hộ tham gia

- Rất cần thiết 58 53,20

- Cần thiết 35 32,10

- Bình thường 12 11,00

- Không cần thiết 4 3,70

5

Hiệu quả áp dụng/ số hộ tham gia

- Đã mang lại hiệu quả 71 65,14

- Chưa mang lại hiệu quả 20 18,35

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu như người dân được hỏi đều biết và đã từng tham gia đào tạo tập huấn ở địa phương. Điều tra 150 hộ thì có tới 109 hộ đã tham gia vào chương trình đào tạo tập huấn được tổ chức trong 3 năm gần đây chiếm tới 72,67 % và 27,33 % số hộ được hỏi không tham gia vào các chương trình đó. Nguyên nhân của việc các hộkhông tham gia là học từ người thân, bạn bè hàng xóm, không quan tâm hoặc không có thời gian tham gia. Trong 109 hộ tham gia vào chương trình đào tạo tập huấn khuyến nông thì có 53,20 % số hộ đấnh giá nội dung tập huấn là rất cần thiết, 32,10 % số hộ đánh giá là cần thiết và 11% số hộ cho là bình thường vì họ có thể học từ người thân bạn bè và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều đó cho thấy các nội dung tập huấn do trạm tổ chức đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Qua lời nhận xét của người dân khi tham gia các lớp tập huấn do trạm tổ chức cho rằng nội dung của của các buổi tập huấn với nhận xét khác nhau cho là rất cần thiết, cần thiết, bình thường và không cần thiết. Có tới 53% các hộ cho rằng nội dung tập huấn là rất cần thiết, 32% cho là cần thiết, 11% cho là bình thường, 3.7% cho là cần thiết. Những hộ cho rằng nội dung tập huấn cho là bình thường và không cần thiết một phần là nội dung không phù hợp với nhu cầu của họ.

Sau khi tập huấn xong hầu như người dân đã áp dụng vào sản xuất của gia đình mình và nhiều hộ đã mang lại hiệu quả. Có 65,14% đã mang lại hiệu quả nhất định, 18,35% chưa mang lại hiệu quả, 16,51% là chưa áp dụng vào sản xuất. Qua điều tra hầu như người dân cho rằng phương pháp tập huấn kỹ thuật là phù hợp với điều kiện chỉ có bảng và chưa có tài liệu phát tay.

4.2.2.2. Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền

Hình thức thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng là kênh chủ yếu của Trạm chuyển tải những thông tin nhanh nhất đến người nông dân. Ngoài ra, Trạm còn sử dụng các mô hình trình diễn để phổ biến các kiến thức

tới nông dân. Từ kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền được người dân đánh giá thể hiện qua bảng 4.9:

Bảng 4.9: Đánh giá của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền

STT Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100,00 2

Nguồn tiếp nhận thông tin SXNN

- Từ cán bộ khuyến nông 103 68,67

- Từ phương tiện thông tin đại chúng 16 10,67

- Từ bạn bè, hàng xóm 27 18,00

- Từ nguồn khác 4 2,66

3

Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông

- Thường xuyên 77 51,33

- Không thường xuyên 52 34,67

- Không theo dõi 21 14,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua điều tra 150 hộ dân cho thấy có tới 68,67% người dân tiếp nhận thông tin nông nghiệp từ các cán bộ khuyến nông. Điều đó cho thấy các thông tin tuyên truyền khuyến nông của xã được thực hiện rộng rãi và được người dân tiếp nhận học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ khuyến nông. Ngoài ra người dân còn tiếp nhận các thông tin khuyến nông từ phương tiện thông tin đại chúng như qua đài ,báo, ti vi nói về các kiến thức nông nghiệp chiếm 10,67% và người dân tự học hỏi lẫn nhau chiếm 18,00%, từ các nguồn khác là 2,66%.

Trong các hộ được hỏi thì có tới 51,33% thường xuyên theo dõi các hoạt động khuyến nông, 34,67% không theo dõi thường xuyên các hoạt động khuyến nông và 14,00% là không theo dõi các hoạt động khuyến nông là do họ không có thời gian hoặc thời gian phát sóng của đài chưa thật sự phù hợp với điều kiện theo dõi của họ. Tuy nhiên, để tiếp cận TBKT, các giống cây

con mới người dân có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn khác như: từ nông dân khác, bạn bè hàng xóm hoặc từc các tổ chức nông nghiệp.

Qua điều tra cho thấy hầu như người dân đều được nhận tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp và có 65% hộ nông dân cho rằng các tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp đọc thấy ngắn gọn và có thể áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, người dân cho rằng việc đọc tài liệu khó khăn hơn rất nhiều so với trực tiếp nghe người khác hoặc trực tiếp. Với lại người nông dân không có nhiều thời gian, công việc đồng áng bận rộn nên không có thời gian đọc.

4.2.2.3. Đánh giá của người dân về mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình trình diễn là công việc không thể thiếu và ngày cần mở rộng để người nông dân mắt thấy tai nghe và tự học hỏi. Sự đánh giá của các hộ nông dân về mô hình trình diễn được thể hiện qua bảng 4.10:

Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về các mô hình trình diễn thông qua phiếu điều tra

STT Chỉ tiêu Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100 - Biết về các MHTD 110 73,33 - Không biết về các MHTD 40 26,67 - Hộ tham gia/biết về các MHTD 78 70,91 - Hộ không tham gia/ biết về các MHTD 32 29,09

2

Hiệu quả mô hình

- Rất tốt 30 38,46 - Tốt 31 39,74 - Bình thường 15 19,23 - Kém 2 2,57 3 Điều kiện áp dụng

- Phù hợp với điều kiện của thôn xóm 20 25,64 - Phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số 30 38,46 - Phù hợp với trình độ người dân 20 25,64

- Chưa phù hợp 8 10,26

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua bảng điều tra ta thấy, hầu như người dân đều biết về mô hình trình diễn. Trong 150 hộ điều tra thì có 110 hộ biết về mô hình trình diễn và chiếm

73,33 %, còn 40 hộ chưa biết về mô hình trình diễn chiếm 26,67% là do người dân quá bận hoặc không quan tâm đến. Trong 3 năm gần đây, được sự quan tâm của trạm khuyến nông huyện tới xã Ngọc Khê nên nhiều mô hình đã được thực hiện tại xã và người dân tham gia nhiệt tình. Trong số 110 hộ biết về MHTD thì có 78 hộ được tham gia chiếm 70,91%, 32 hộ không tham gia chiếm 29,09 %. Qua đó ta thấy người dân rất quan tâm đến các MHTD bởi vì những mô hình này người dân được trực tiếp tham gia cùng làm với CBKN được chứng kiến tận mắt thành quả lao động của mình,không giống các hoạt động khác. Bên cạnh những mặt đã đạt được về hoạt động MHTD thì nó còn có nhược điểm là đòi hỏi nhiều chi phí, ít người được tham gia hơn. Vì vây vẫn có 32 hộ chiếm 29,09 % là người dân không tham gia, mà nguyên nhân chính của nó là thiếu vốn, rủi ro cao chiếm. Ngoài ra người dân không tham gia hoạt động này còn một số lý do khác nữa.

Qua bảng 4.10 ta thấy những hộ tham gia về mô hình trình diễn đều đánh giá kết quả khác nhau. Có hộ cho rằng các mô hình đạt hiệu quả rất tốt, tôt, bình thường và kém. Nhưng nhìn chung các mô hình đều đạt hiệu quả cao, có 38,46% số hộ tham gia mô hình cho hiệu quả rất tốt, 39,91% cho là hiệu quả tốt, 19,23% cho là bình thường, 2,57% cho là kém. Lý do các hộ cho rằng mô hình trình diễn chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do còn thiếu vốn, hay người dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật, ảnh hưởng của thời tiết. Còn về điều kiện áp dụng các mô hình trình diễn, qua điều tra có 25,64% hộ nông dân cho rằng phù hợp với điều kiện của thôn xóm, 38,46% phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số gia đình, 25,64% phù hợp với trình độ người dân, 10,26% cho là chưa phù hợp. Tuy nhiên, qua thảo luận với người dân hiếm có mô hình nào phù hợp với tất cả các điều kiện của người dân. Vì vậy các cán bộ khuyến nông thực hiện những mô hình phù hợp với những điều kiện trên để mô hình đạt được hiệu quả cao hơn.

Tham quan hội thảo: từ kết quả trên cho thấy qua 3 năm các cuộc tham quan hội thảo rất ít nên người dân rất ít được tham gia vào các cuộc tham quan hội thảo đó.

Dịch vụ khuyến nông: ở đây về dịch vụ khuyến nông chỉ xét đến việc người dân tham gia vào việc mua giống mới của CBKN. Được thể hiện qua bảng 4.11:

Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hoạt động dịch vụ khuyến nông

STT Chỉ tiêu Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ điều tra 150 100,00

2 Tham gia dịch vụ khuyến nông 124 82,67

3 Không tham gia dịch vụ khuyến nông 26 17,33

4

Đáp ứng nhu cầu/ Hộ tham gia

- Đáp ứng 64 51,61

- Chưa đáp ứng 60 48,39

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua điều tra hầu như người dân đều tham gia vào việc mua giống mới của các cán bộ khuyến nông. Trong đó có tới 82,67% người dân tham gia mua giống và 26 hộ không mua giống mới do là người dân vẫn dùng giống địa phương, hoặc giá cao không đủ tiền để mua. Những hộ tham gia mua giống mới của các CBKN đưa xuống thì qua điều tra cho thấy chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về dịch vụ khuyến nông là 51,61%, vẫn còn gần một nửa số hộ vẫn chưa thấy đáp ứng nhu cầu về dịch vụ khuyến nông này chiếm 48,39%. Chủ yếu là do dịch vụ khuyến nông còn quá ít, nội dung hoạt động chưa đa dạng, hình thức thanh toán các dịch vụ khuyến nông chưa được linh hoạt, mền dẻo và phù hợp với người dân nghèo.

Trên thực tế dịch vụ khuyến nông phục vụ cho người dân của huyện nói chung và xã Ngọc khê nói riêng là rất ít, trong khi nhu cầu của người dân về các lĩnh vực này là rất lớn. Qua điều tra cho thấy hơn 70 % số hộ được hỏi có mong muốn có thêm nhiều các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các loại giống chất

lượng cao, đặc biệt là tư vấn về các thông tin thị trường nông sản. Vì vậy trong những năm tới Trạm khuyến nông cần kết hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài nghành nông nghiệp để phát triển các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân.

4.3. Những tác động của khuyến nông đến sự phát triển kinh tế, xã hội tại xã Ngọc Khê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng pot (Trang 53 - 60)