5.1. Kết luận
1. Điều tra thành phần sâu hại chè vùng Đ−ờng Hoa, Hải Hà, Quảng Ninh đã xác định 36 loài sâu c− trú và gây hại trên chè, thuộc 29 họ của 9 bộ khác nhau. Trong đó, lớp côn trùng (Insecta) có 32 loài; lớp nhện (Vebét) bộ Acarina có 3 loài thuộc các họ: Tetranychidae, Eriophyidae và Tarsonemidae. Các loài thuộc lớp côn trùng là những loài đại diện của 26 họ thuộc 7 bộ khác nhau: Homoptera, Hemiptera, Lepidoptera, Isoptera, Orthoptera, Thysanoptera, Coleoptera.
2. Trong số các loài đã xác định, có 3 nhóm loài có ý nghĩa kinh tế nhất mà tần số xuất hiện trên 50% là các loài: rầy xanh (Empoasca flavescens), bọ trĩ (Physothrips setiventris), nhện đỏ (Oligonychus coffeae).
3. Biến động số l−ợng các loài chủ yếu: biến động của rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ ở vùng Đ−ờng Hoa, Quảng Ninh, cũng tuân theo quy luật tăng giảm theo thời gian nh− ở vùng Phú Hộ, Phú Thọ. Rầy xanh có 2 cao điểm số l−ợng là tháng 5 và tháng 10. Thời gian nhiều bọ trĩ nhất từ tháng 6 đến tháng 8. Nhện đỏ phát sinh nhiều từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên ở các thời điểm số l−ợng cá thể các loài có sự khác nhau. Tại Đ−ờng Hoa, mật độ rầy xanh cao hơn ở Phú Hộ, nh−ng mật độ bọ trĩ và nhện đỏ thấp hơn.
4. Giống chè Trung Du, Thuý Ngọc nhiễm rầy xanh (mật độ trung bình 22,21 và 23,65 con/khay) và bọ trĩ (mật độ trung bình 8,08 và 8,85 con/búp) nặng hơn các giống khác: Giống chè PH1 nhiễm nhện đỏ khá nặng (7,92 con/lá). Giống chè Phúc Vân Tiên ít nhiễm rầy xanh (11,62 con/khay), bọ trĩ (4,16 con/búp) và nhện đỏ (4,2 con/lá).
5. Trồng cây che bóng cho chè làm giảm tác hại của các loài rầy xanh, nhện đỏ và bọ trĩ: ở n−ơng chè có cây che bóng, số l−ợng rầy xanh có 41% so
với không có cây che bóng là 59%; với bọ trĩ là 37,92% và 62,08%; với nhện đỏ là 36,57% và 63,43%.
6. Ph−ơng pháp hái chè theo lứa giảm đ−ợc tác hại của rầy xanh và bọ trĩ: sau hái 2 ngày, mật độ rầy xanh còn 8,3 con/khay so với hái san trật là 22,71 con/khay và mật độ bọ trĩ còn 4,37 con/búp so với hái san trật là 9,92 con/búp.
7. Thuốc trừ sâu Acelant, Actara, Confidor có hiệu lực trừ rầy xanh và bọ trĩ cao (cao nhất là 92,1%). Các loại thuốc Nissorun và Dandy có hiệu lực cao khi trừ nhện đỏ. Ngày thứ 7 sau phun đạt 92,18% và 81,02%.
5.2. Đề nghị
Dựa vào những kết qủa đã đạt đ−ợc, những tồn tại và yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi có môt số đề nghị sau:
1. Nghiên cứu thêm về d− l−ợng và thời gian cách ly của các loại thuốc trừ sâu khác đang dùng trên chè để khuyến cáo cho ng−ời sản xuất chè sử dụng có chọn lọc đảm bảo chất l−ợng chè cũng vấn đề môi tr−ờng sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
2. Tiếp tục nghiên cứu bổ xung hoàn thiện các kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu hại chè và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.