12 34 Bộ Homoptera
4.4. xuất biện pháp phòng trừ rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ hại chè vùng Hải Hà, Quảng Ninh
trĩ hại chè vùng Hải Hà, Quảng Ninh
Phòng trừ sâu hại chè có hiệu quả luôn là mong muốn của ng−ời sản xuất. Để thực hiện đ−ợc mục đích đó, phải kết hợp các biện pháp bảo vệ thực vật chè một cách chủ động và phải trên cơ sở bảo vệ nguồn thiên địch tự nhiên. Đối với thuốc hoá học, không phun định kỳ mà phun vào những thời kỳ thích hợp nhất và phải lựa chọn loại thuốc thích hợp.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu và những nguồn tài liệu, chúng tôi đề xuất một số kỹ thuật phòng trừ đối với rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ nói riêng và sâu hại chè nói chung ở vùng Hải Hà nh− sau:
(1) Trong hệ thống đồi chè, nên bố trí cơ cấu giống có một số giống khác nhau để đảm bảo tính đa dạng nguồn gen thực vật, −u tiên những giống chống chịu. Không nên giữ nguyên tình trạng chỉ có một giống chè trên một vùng rộng lớn để giảm bớt nguy cơ sâu hại phát sinh hàng loạt.
(2) Trồng cây che bóng cho chè để giảm nguồn sâu hại đặc biệt là rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ.
(3) Đốn chè sớm trong tháng 12 để giai đoạn tiền sinh tr−ởng sau đốn tránh đ−ợc thời kỳ phát sinh mạnh của rầy xanh. Khi rầy xanh, bọ trĩ phát sinh thành dịch nên áp dụng ph−ơng pháp hái triệt để, kết hợp với phun thuốc hoá học.
(4) Chăm sóc tốt cho cây chè sinh tr−ởng mạnh, chống chịu đ−ợc sự phá hại của sâu hại.
(5) Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý trên chè:
- Phun thuốc phải trên cơ sở điều tra sâu hại đảm bảo đ−ợc trừ sâu đúng lúc và bảo vệ đ−ợc thiên địch.
- Sử dụng các loại thuốc thế hệ mới, có tính chọn lọc cao để bảo vệ thiên địch, phân huỷ nhanh đảm bảo chất l−ợng chè.
- Đảm bảo đủ thời gian cách ly tránh d− l−ợng thuốc trong sản phẩm. Dựa trên quy luật phát sinh phát triển của rầy xanh, bọ trĩ chúng tôi rút ra một số thời gian cần l−u ý và có thể tổ chức phun thuốc khi tình hình sâu hại diễn biến theo chiều h−ớng bất lợi.