KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 68 - 70)

X mg H2S/lít = 6,8 x (Vb – Va)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

1. Sử dụng chế phẩm sinh học Clean - QA và Mic – Power trong nuôi cá rô phi cao sản (trong bể xi măng – Viện NCNTTS 1 – Bắc Ninh) đã cải thiện được môi trường nước nuôi cá. Ở công thức thí nghiệm 1 và 2, hàm lượng ô xy hòa tan cao hơn và hàm lượng H2S, NO2-, NH4+, COD thấp hơn so với các lô đối chứng (sự khác biệt về hàm lượng các chỉ tiêu trên giữa công thức thí nghiệm 1, 2 và đối chứng có ý nghĩa P < 0,05).

2. Tốc độ sinh trưởng của cá ở các bể thí nghiệm có sử dụng chế phẩm sinh học cao hơn các bể đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa, P < 0,05), cỡ cá thu hoạch ở các bể có sử dụng chế phẩm sinh học thì đồng đều hơn so với cá ở bể đối chứng.

3. Hai chỉ tiêu về vệ sinh thực phẩm Staphylococcus aureusFecal

coliform trong sản phẩm cá nuôi (thu mẫu ngẫu nhiên) đều nằm trong

khoảng cho phép (Staphylococcus aureus dưới 103 MPN/1g cá và Fecal coliform dưới 6x103/100g cá). Chỉ tiêu Salmonella ở công thức thí nghiệm 1 là 1 MPN/1 g thịt cá, tần suất là 1/3; công thức thí nghiệm 2 âm tính và đối chứng là 1 MPN/1 g thịt cá, tần suất bắt gặp là 1/1.

4. Sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường trong thí nghiệm đã làm tăng tốc độ sinh trưởng của cá dẫn đến tăng năng suất, do vậy đã hạ được giá thành sản phẩm so với lô đối chứng (giá thành sản xuất của cá ở công thức thí nghiệm 1 là 12.305đồng/kg, công thức thí nghiệm 2 là 12.560 đồng/kg và đối chứng 13.491 đồng/kg).

ĐỀ XUẤT

1. Sử dụng chế phẩm sinh học Clean – QA và Mic – Power trong nuôi cá rô phi cao sản ở bể xi măng đã cải thiện được chất lượng môi trường nước nuôi rất đáng kể. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng 2 loại chế phẩm sinh học này khi nuôi cá rô phi cao sản ngoài ao đất, để có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.

2. Nghiên cứu thêm về số lượng, tần suất và phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học ở các mô hình nuôi cá rô phi cao sản sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế.

3. Nghiên cứu sử dụng phối hợp các loại chế phẩm sinh học có tác dụng khác nhau trong nuôi cá rô phi cao sản, để có sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

4. Nghiên cứu và thử nghiệm nhiều loại chế phẩm sinh học cải tạo môi trường ở các qui mô khác nhau trong nuôi cá rô phi cao sản, để so sánh được hiệu quả sử dụng, và lựa chọn được loại chế phẩm sinh học phù hợp nhất, giúp sản xuất phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 68 - 70)