Chương2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 34 - 36)

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

• 8 bể xi măng, kích thước 5m x 5m x 1,5m =37,5m3/bể. Có hệ thống ống cấp thoát nước.

• Cá rô phi giống dòng GIFT (đã chuyển giới tính 3 – 4g/con): 1.600 con; cá lưu qua đông, sản xuất tại Viện NCNTTS 1.

• Thức ăn sử dụng thí nghiệm do hãng Con cò sản xuất, gồm 2 loại có nhãn hiệu 8007 (28% đạm), 8009 (18% đạm) và thức ăn của Viện NCNTTS 1 chế biến (25% đạm). Đây là loại thức ăn được phối trộn có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cá sinh trưởng.

• Chế phẩm sinh học gồm 2 loại Mic – Power và Clean – QA.

Mic – Power: được cung cấp bởi Công ty thương mại quốc tế Việt Long (Tp. Hồ Chí Minh), chế phẩm này được sản xuất tại Mỹ và nhập khẩu vào Việt Nam. Thành phần bao gồm các chủng vi khuẩn hữu ích như các loài Bacillus, Beggiatoa, Thiobacillus, Nitrosomonas, Pseudomonas Nitrobacter, có tác dụng phân hủy nhanh và an toàn các chất hữu cơ làm bẩn đáy ao và giải phóng các chất gây độc cho cá nuôi như H2S, NO2-, NH3, ổn định pH. Sử dụng trong ao có vận hành máy sục khí hoặc quạt nước. Không chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định 01/2002/QĐ – BTS, ngày 22/01/2002 của Bộ Trưởng Bộ Thủy sản. Đã được đề tài KC 06 đưa vào thử nghiệm để làm sạch môi trường ao nuôi tôm sú ở Hải Phòng và ao nuôi cá tra ở Viện NCNTTS 1, Bắc Ninh cho kết quả tốt.

Clean – QA: Được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn. Sản xuất trong nước theo công nghệ của Mỹ. Thành phần bao gồm các chủng vi khuẩn hữu ích như Bacillus, Beggiatoa, Thiobacillus,

Nitrosomonas, Pseudomonas Nitrobacter, có tác dụng phân hủy và giải phóng các chất độc cho động vật thủy sản nuôi như H2S, NO2-, NH3, giảm COD, BOD trong ao nuôi, làm sạch môi trường, giúp động vật thủy sản nuôi tăng trưởng và phát triển tốt. Sản phẩm của Công ty được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đã được Bộ Thủy sản cho phép lưu hành trên thị trường. Chế phẩm này đã được khảo nghiệm để làm sạch môi trường trong ao nuôi tôm sú công nghiệp ở Quảng Ninh, cho kết quả tốt.

Hai loại chế phẩm sinh học sử dụng trong thí nghiệm đều rất dễ mua, giá cả hợp lý và dễ sử dụng hơn so với một số loại chế phẩm cải tạo môi trường khác. Ngoài ra, chúng tôi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng của một loại sản phẩm sản xuất trong nước và một loại sản phẩm nhập ngoại.

• Hệ thống sục khí: gồm có 2 máy (công suất 500W/máy), và hệ thống van, dây dẫn, đá bọt (bố trí 9 viên đá/bể).

• Dụng cụ, hóa chất để phân tích các yếu tố môi trường như KI, HCl, H2SO4, Na2S2O3 (0,02N), Zn(CH3COO)2 10%, NaOH, KNaC4H4O6, Sulfanilamide, α-naphtyl ethylene diamine dihydrochlorine, và một số hóa chất khác.

• Dụng cụ đo các yếu tố môi trường tại chỗ và lấy mẫu về phòng thí nghiệm phân tích.

• Dụng cụ đo tốc độ tăng trưởng của cá (cân điện tử). • Các vật liệu khác như lưới, thau, xô.

2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Địa điểm

Bố trí thí nghiệm trong bể xi măng, đáy có bùn, tại Viện NCNTTS 1 Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.

2.2.2. Thời gian

Tiến hành thí nghiệm trong vòng 4 tháng: từ 7/3/2004 đến 7/7/2004.

2.2.3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu nuôi thâm canh cá rô phi vằn dòng GIFT (Oreochromis niloticus) đã qua chuyển giới tính.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Theo dõi các yếu tố môi trường 2.3.1. Theo dõi các yếu tố môi trường

H To: sử dụng nhiệt kế bách phân và máy đo nhiệt độ.

H pH: sử dụng pH metter.

H O2: dùng phương pháp hóa học và máy đo ô xy.

Mẫu được thu và cố định bằng dung dịch KI + NaOH và MnSO4; sau đó ô xy hóa bằng H2SO4 (1/1); chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị là hồ tinh bột và tính kết quả dựa vào thể tích Na2S2O3 (A): X mgO2/lít = 3,2 x A

H Xác định NH4+ theo phương pháp Nessler.

H Xác định NO2- theo phương pháp Diazotizing reagent.

Cả hai chỉ tiêu trên (NH4+, NO2-) đều dùng phương pháp so màu để xác định. Thang chuẩn được pha sẵn ở các nồng độ khác nhau, sau đó đưa tất cả vào máy so màu, đối với NO2- so màu ở bước sóng 543nm; đối với NH4+ so màu ở bước sóng 640nm và tính kết quả trên máy vi tính.

H Xác định H2S theo phương pháp Iốt - Thiosulfat.

Mẫu thu được cố định bằng Zn(CH3COO)2 10% và NaOH 30%, để 24 giờ sau đó lọc ra nửa nước trong và nửa nước đục. Thêm vào mỗi nửa 1ml dung dịch KI + I2, sau đó axit hóa chúng bằng 1 ml HCl đặc. Tiến hành chuẩn độ với Na2S2O3 chỉ thị là hồ tinh bột và tính kết quả theo công thức:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 34 - 36)