HYDRO SULPHIDE (H2S)

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 50 - 53)

X mg H2S/lít = 6,8 x (Vb – Va)

3.4.HYDRO SULPHIDE (H2S)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 NHIỆT ĐỘ NƯỚC

3.4.HYDRO SULPHIDE (H2S)

Công thức thí nghiệm 1 hàm lượng H2S cao nhất vào tuần thứ 8 (0,30mg/lít), công thức thí nghiệm 2 hàm lượng H2S cao nhất vào tuần thứ 8 (0,29mg/lít) và đối chứng hàm lượng H2S cao nhất ở tuần thứ 8 (0,35mg/lít).

0,400,35 0,35 0,30 0,25 0,20 0,15 0,10 0,05 0,00 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 CT1 CT2 ĐC (mg/lít) (tuần) Hình 3.4: Biến động hàm lượng H2S trong các công thức thí nghiệm

Quan sát sự biến động của hàm lượng khí H2S trong các công thức thí nghiệm ở hình 3.4 trên cho thấy rằng, hàm lượng H2S có chiều hướng tăng dần theo thời gian nuôi. Như vậy có thể thấy môi trường nước nuôi có xu hướng xấu đi. Hàm lượng H2S tăng cao nhất trong các bể nuôi ở tuần nuôi thứ 8 sau đó giảm xuống thấp ở tuần thứ 9 do nước nuôi ở các bể được thay và lại tăng rất nhanh sau đó. Đến tuần thứ 12 hàm lượng H2S đạt cao nhất, sau đó lại giảm xuống ở tuần 14 do thay nước. Hàm lượng H2S liên tục tăng trong các bể thí nghiệm theo các tuần nuôi, đặc biệt là tăng nhanh vào thời điểm cuối vụ nuôi là do giai đoạn đầu lượng chất thải của cá ít, tảo phát triển chậm, do đó lượng H2S trong bể tăng chậm; sau tháng nuôi thứ nhất cá sử dụng số lượng thức ăn tăng lên, chất thải tích tụ nhiều dưới đáy bể nuôi, có thể xảy ra hiện tượng thiếu ô xy cục bộ vào ban đêm. Hoạt động của vi khuẩn Actinomyces trong điều kiện yếm khí sinh ra H2S ở đáy bể thí nghiệm (Vũ Trung Tạng, 2000 [19]). Ngoài ra, hiện tượng nở hoa của tảo đã gây ô nhiễm nguồn nước nuôi.

Sự chênh lệch về hàm lượng H2S trong các công thức thí nghiệm có dùng chế phẩm sinh học và đối chứng có thể được giải thích như sau:

Quá trình hình thành H2S đã được đề cập ở phần trên, là do phân hủy xác động thực vật và khử sunphát trong điều kiện yếm khí, và chuyển từ các dạng FeS, Fe2S3 trong điều kiện hiếu khí (Vũ Trung Tạng, 2000 [19]).

SO42- + 2H+ ---> H2S + 2O2

Desulfovibrio

Các vi khuẩn tham gia trong quá trình này đại diện như:

Desulfovibrio, EscherichiaAerobacter. Tuy nhiên, sự khử sunphate xảy ra trong điều kiện kỵ khí không nghiêm ngặt, thậm chí nó còn xảy ra ngay trên tầng tạo thành ô xy của quá trình quang hợp (D.E.Canfield và D.J. Des

Marais, 1991[19]), do đó mặc dù trong các bể thí nghiệm có sục khí nhưng vẫn tồn tại khí H2S.

Trong chế phẩm sinh học có thành phần của các loại vi khuẩn lưu huỳnh không màu như Beggiatoa, và vi khuẩn Thiobacillus.

Vi khuẩn Beggiatoa tham gia vào quá trình ô xy hóa H2S thành lưu huỳnh nguyên tố theo phương trình:

6CO2 + 12H2S ---> CBeggiatoa 6H12O6 + 6 H2O + 12S

Vi khuẩn Thiobacillus tham gia vào quá trình ô xy hóa H2S thành SO42- theo phương trình:

6CO2 + 12H2O + 3H2S ---> C6H12O6 + 6 H2O + 3SO42- + 6H+ Như vậy dựa vào 2 chủng vi khuẩn trên đã giảm lượng H2S trong môi trường nuôi. Ngoài ra chỉ số pH của các bể thí nghiệm trong quá trình nuôi luôn giữ mức ổn định > 7 vào buổi sáng, do đó lưu huỳnh tổng số chủ yếu tồn tại ở dạng ion (HS-, S2-) ít tồn tại ở dạng khí H2S.

Thời gian sử dụng chế phẩm sinh học phụ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn cũng như kế hoạch thay nước. Trong thí nghiệm chia ra làm 3 giai đoạn mà kết quả phân tích có ảnh hưởng của việc dùng chế phẩm sinh học. Giai đoạn 1 từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, giai đoạn 2 từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 và giai đoạn 3 từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 15. Sự khác biệt về hàm lượng khí H2S trung bình của các giai đoạn ở các công thức thí nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa (P > 0,05).

So sánh 2 thời điểm hàm lượng khí H2S trong các bể thí nghiệm cao nhất là ở tuần nuôi thứ 8 và thứ 12 của công thức thí nghiệm và đối chứng

bằng phân tích phương sai, mức so sánh LSD0,05 và lập bảng so sánh Dun can dưới đây.

Bảng 3.4: Bảng so sánh Dun can về H2S của tuần thứ 8 và thứ 12 Tuần thứ 8 (mg/lít) Tuần thứ 12 (mg/lít)

CT 1 CT 2 ĐC CT 1 CT 2 ĐC

0,295 0,290 0,351 0,276 0,280 0,332 a a a a

b b

Công thức thí nghiệm 1 và 2 không có sự khác nhau có ý nghĩa (P > 0,05); Đối chứng với công thức thí nghiệm 1 và 2 có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Như vậy sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng làm giảm H2S trong bể nuôi cá rô phi cao sản.

Từ kết quả thu được và phân tích về hàm lượng khí H2S trong các bể thí nghiệm có thể thấy rằng nếu giữ pH trong bể thí nghiệm ổn định ở mức cao cho phép sẽ hạn chế rất nhiều đến sự hình thành khí H2S gây độc cho cá nuôi.

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 50 - 53)