H2S được hình thành từ sự khử hay sự khoáng hóa của xác động thực vật chết và sự khử SO42- trong môi trường (hình 1.3).
Sự hình thành khí H2S phụ thuộc rất lớn vào độ pH và nhiệt độ của môi trường. Ở cùng nhiệt độ 300C, sự tồn tại của khí H2S trong lưu huỳnh tổng số (H2S, HS- vàS2-) thay đổi theo độ pH; khi chỉ số pH bằng 5 thì hàm lượng H2S là 98,9%, pH bằng 7 hàm lượng H2S là 46,6% và pH bằng 9 hàm lượng H2S là 0,9%. Ở cùng một chỉ số pH bằng 7 sự tồn tại của khí H2S trong lưu huỳnh tổng số (H2S, HS- vàS2-) thay đổi theo nhiệt độ; ở nhiệt độ bằng 160C thì hàm lượng H2S là 57,7%; ở 220C hàm lượng H2S là 53%; ở 280C hàm lượng H2S là 48,2% và ở 320C hàm lượng H2S là 45%. Như vậy có thể thấy pH và nhiệt độ nước càng giảm thì lượng khí độc H2S trong nước sẽ tăng cao (Boyd, 1996 [34]).
lượng ô xy cung cấp cho cá và gây hiện tượng ngộ độc cho cá. Tỉ lệ H2S tăng lên trong lưu huỳnh tổng số khi độ pH môi trường giảm. H2S là loại axít độc hơn rất nhiều so với các loại axít bình thường khác trong nước. Đã có nhiều nghiên cứu của Smith (1970)[34], Bonn và Follis (1967)[34] cho thấy rằng H2S gây độc ngay cả ở nồng độ thấp. Khả năng gây độc của H2S còn phụ thuộc vào loài động vật thủy sản nuôi và các giai đoạn phát triển của chúng; H2S là một trong những nguyên nhân làm giảm sinh trưởng và gây chết cho động vật nuôi. Xác động thực vật và vi khuẩn Thực vật Động vật Không khí SO42- H2S
Hình 1.3: Vòng tuần hoàn lưu huỳnh (Boyd, 1996 [34])