SỰ TIÊU HAO ÔXY HÓA HỌC (COD)

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 59 - 61)

X mg H2S/lít = 6,8 x (Vb – Va)

3.7.SỰ TIÊU HAO ÔXY HÓA HỌC (COD)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 NHIỆT ĐỘ NƯỚC

3.7.SỰ TIÊU HAO ÔXY HÓA HỌC (COD)

Giá trị COD trong các lô thí nghiệm tăng dần theo thời gian nuôi, điều này phù hợp với diễn biến của quá trình nuôi, bởi vì sự tồn đọng các chất thải của cá, thức ăn dư thừa, và mật độ tảo tăng dần theo thời gian nuôi. Giá trị COD ở công thức thí nghiệm 1 cao nhất trong tuần thứ 8 (19,73mgO2/lít); giá trị COD ở công thức thí nghiệm 2 cũng cao nhất ở tuần thứ 8 (19,65mg O2/lít)và ở lô đối chứng giá trị COD tăng cao nhất ở tuần thứ 8 (25,90mg O2/lít).

Hình 3.7 cho thấy giá trị COD ở công thức thí nghiệm1 bắt đầu tăng > 10 mgO2/lít ở tuần nuôi thứ 5; giá trị COD công thức thí nghiệm 2 tăng > 10 mgO2/lít ở tuần thứ 4 và ở lô đối chứng giá trị COD tăng > 10 mgO2/lít ở tuần thứ 3. Giá trị COD ở công thức thí nghiệm 1, 2 và lô đối chứng tăng cao nhất ở tuần thứ 8 sau đó giảm xuống ở tuần thứ 9 do thay nước và tiếp

tục tăng cao ở tuần nuôi thứ 12 và lại giảm xuống ở tuần thứ 13 do thay nước lần tiếp theo.

0.05.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 CT1 CT2 ĐC (mgO2/lít) (tuần)

Hình 3.7: Biến động COD trong các công thức thí nghiệm

Đối với ao nuôi cá, giá trị COD < 10 mg O2/lít thì môi trường nghèo dinh dưỡng, COD từ 10 – 20 mg O2/lít là thích hợp. Còn giá trị COD từ 20 - 30 mg O2/lít chỉ thị môi trường giàu dinh dưỡng và khi giá trị COD > 30 mg O2/lít là môi trường nhiễm bẩn (Nguyễn Đức Hội, 1999 [12]). Như vậy, các công thức thí nghiệm 1 và 2 có hàm lượng COD phù hợp với giới hạn cho phép nuôi cá; ở lô đối chứng có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao do đó hàm lượng COD tăng cao. Sở dĩ có sự sai khác về hàm lượng COD giữa lô đối chứng và công thức thí nghiệm 1, 2 là do công thức thí nghiệm 1 và 2 sử dụng chế phẩm sinh học, gồm các vi khuẩn có lợi phân hủy nhanh các chất cặn bã trong môi trường, duy trì mật độ sinh vật phù du trong các bể thí nghiệm.

Bảng 3.7: Bảng so sánh Dun can về CODtheo thời gian thí nghiệm

Tuần 5 – 8 (mg/lít) Tuần 10 – 12 (mg/lít) Tuần 14 – 15 (mg/lít) CT 1 CT 2 ĐC CT 1 CT 2 ĐC CT 1 CT 2 ĐC 15,46 16,40 22,41 14,99 15,42 18,97 12,12 13,43 15,88

a a a a a a a b b

So sánh mức khác nhau về hàm lượng COD của các công thức thí nghiệm và lô đối chứng bằng phân tích LSD(0,05) và lập bảng so sánh Dun can cho thấy: Ở tuần thứ 5 -8, COD giữa công thức thí nghiệm 1 và 2 không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05); COD ở lô đối chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với công thức thí nghiệm 1 và 2 (P < 0,05). Tuần thứ 10 – 12, COD giữa công thức thí nghiệm 1 và 2 không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05); COD ở lô đối chứng có sự khác biệt có ý nghĩa với công thức thí nghiệm 1 và 2 (P < 0,05). Ở tuần thứ 14 – 15 COD công thức thí nghiệm 1, 2 và lô đối chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05).

Như vậy sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng làm giảm COD trong bể nuôi cá rô phi cao sản.

Một phần của tài liệu Luận văn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi cao sản, tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường nuôi bền vữn (Trang 59 - 61)