Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 63)

- Đất nông nghiệp BQ/ng−ời Đất canh tác BQ/ng−ờ

3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện

Thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TW (khoá VII) ngày 10/6/1993 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng "về tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn"; từ thực trạng kinh tế của huyện nông nghiệp, trong đó trồng lúa vẫn là chủ yếu. Để Gia Bình sớm thoát khỏi tình trạng thuần nông, độc canh cây lúa, thoát cảnh đói nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế rất cần thiết phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành, giữa các ngành, từng vùng, từng khu vực trong huyện.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song với quyết tâm của một huyện mới đ−ợc tái lập, d−ới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân huyện, sự nỗ lực cố gắng của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở, huyện đã đề ra đ−ợc nhiều chủ tr−ơng phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù của huyện tạo cơ sở thống nhất trong lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 18 (tháng 11/2000) đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngày 17/7/2001, Ban th−ờng vụ Huyện uỷ đã ra thông báo số 06/TB-HU kết luận thông qua kế hoạch chuyển dịch ruộng trũng, ao hồ sang nuôi thuỷ sản và trồng cây ăn quả giai đoạn 2001- 2005. Cụ thể hoá chủ tr−ơng trên, ngày 25/7/2001, Hội đồng nhân dân huyện đã ra Nghị quyết số 06/NQ-HĐND phê duyệt kế hoạch chuyển dịch ruộng trũng, ao hồ sang nuôi thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2005, đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi thuỷ sản.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện tiếp tục chỉ đạo theo h−ớng chọn cây con có giá trị cao để sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giống và mùa vụ, tạo năng suất sản l−ợng cao đối với mỗi cây trồng vật nuôi. Cùng với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, huyện tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, theo h−ớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và th−ơng mại - dịch vụ.

Theo định h−ớng chỉ đạo trên, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và cả n−ớc, huyện Gia Bình cũng có b−ớc phát triển đáng kể, hàng năm

đều hoàn thành và hoàn thành v−ợt mức nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra [5, tr.2-4].

Kinh tế tăng tr−ởng khá, năm sau cao hơn năm tr−ớc, giai đoạn 1998 - 2000 tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 8%/năm, nh−ng do chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nên giai đoạn 2001- 2003 tốc độ phát triển kinh tế tăng trung bình 10,7%/năm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh là 3,3%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo h−ớng tích cực: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, th−ơng mại- dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn rất chậm so với bình quân chung toàn tỉnh. Tr−ớc năm 2000 tỷ trọng nông nghiệp toàn huyện vẫn ở mức rất cao 84%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chỉ có 10%, th−ơng mại - dịch vụ rất nhỏ bé 6%. Nh−ng bắt đầu từ năm 2000 trở đi cơ cấu này đã có chuyển biến rõ nét. Đến năm 2002, tỷ trọng nông nghiệp toàn huyện giảm còn 57,1%, công nghiệp - xây dựng tăng lên 18,7% và th−ơng mại - dịch vụ là 24,1%. Chỉ tiêu này t−ơng ứng của toàn tỉnh năm 2002 là 32,1%; 39,7% và 28,2% (xem bảng 3.2). Mặc dù giá trị trồng trọt/1 ha canh tác của huyện năm 2002 đạt 33,7 triệu đồng, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh là 5,8 triệu đồng/1 ha, nh−ng mức thu nhập bình quân chung/ng−ời/năm của huyện chỉ đạt 3,7 triệu đồng, thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh là 0,4 triệu đồng. Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế của huyện còn thấp, nông nghiệp vẫn là chủ yếu và còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu kinh tế nói chung, đời sống nhân dân còn khó khăn so với các huyện khác trong tỉnh.

Đánh giá chung, kết quả sản xuất kinh doanh của huyện đều tăng năm sau cao hơn năm tr−ớc, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo h−ớng tích cực (giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng cơ bản, th−ơng mại- dịch vụ), góp phần đẩy nhanh sự tăng tr−ởng kinh tế của huyện ở mức khá cao, thu nhập bình quân đầu ng−ời/năm đều tăng năm sau cao hơn năm tr−ớc. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất

lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngay trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao 62,8% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (năm 2002). Vì thế đời sống nhân dân trong huyện nói chung còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn cao 11,3% (năm 2002), trong khi đó, bình quân chung toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo năm 2002 chỉ còn 7,7%. Điều này đặt ra cho huyện Gia Bình cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)