Chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc ta về xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 56)

7. Đồng bằng sông Cửu Long 16,25 15,65 15,37 13,73 11,

2.2.5.Chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc ta về xoá đói giảm nghèo

2.2.5.1. Chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Chính phủ cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa đ−ợc thành lập, ngày đêm phải lo đói phó với thù trong, giặc ngoài, nh−ng vẫn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống cho ng−ời lao động nghèo khổ- lực l−ợng cơ bản của cách mạng vừa thoát khỏi cảnh nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề xoá đói giảm nghèo. Ng−ời kêu gọi toàn dân cùng Chính phủ tập trung lực l−ợng để chống 3 thứ “giặc” là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong đó giặc đói đ−ợc Ng−ời đặt lên hàng đầu. Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kiến quốc ngày 10/1/1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhấn mạnh đến bổn phận của Nhà n−ớc phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và việc học hành. Ng−ời nói: “Chúng ta đ−ợc tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân đ−ợc ăn no, mặc đủ” [27, tr.152].

Hơn nửa thế kỷ qua, tuân theo lời chỉ giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, d−ới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là yêu th−ơng, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với ph−ơng châm “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” đã đ−ợc Nhà n−ớc và nhân dân ta trân trọng bồi đắp. Và

xoá đói giảm nghèo đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, một sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cao cả mang tính nhân văn sâu sắc, một trọng điểm trong chiến l−ợc phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà n−ớc ta hiện nay và về sau.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà n−ớc ta đã ban hành nhiều chủ tr−ơng chính sách nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tại Đại hội VII (1991) Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với quá trình đổi mới, tăng tr−ởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo v−ợt quá giới hạn cho phép” [12].

Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng 5 (khoá VII), Đảng ta đã cụ thể hoá chủ tr−ơng xoá đói giảm nghèo hơn: “Phải tự giúp ng−ời nghèo bằng cách cho vay vốn, h−ớng dẫn cách sản xuất, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa ph−ơng trên cơ sở dân giúp dân, Nhà n−ớc giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đối với xoá đói giảm nghèo” [31].

Trong bản báo cáo quốc gia về phát triển xã hội của Việt Nam tại Hội nghị th−ợng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen tháng 3 năm 1995, Chính phủ ta đã đề ra một số nguyên tắc chỉ đạo chung về chiến l−ợc phát triển kinh tế- xã hội và xoá đói giảm nghèo [18, tr.170].

Từ năm 1991, bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh có sáng kiến phát động phong trào xoá đói giảm nghèo trong toàn thành phố, đến năm 1992 phong trào XĐGN đã trở thành phong trào chung ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả n−ớc.

Tại Hội nghị cấp cao thiên niên kỷ của Liên hợp quốc với sự tham gia của hơn 150 vị đứng đầu Nhà n−ớc, Chính phủ cùng nhiều quan chức của tổ chức lớn nhất thế giới này đã ra tuyên bố Thiên niên kỷ. Đồng thời, Hội nghị cũng đánh giá rất cao những cố gắng to lớn của Việt Nam trong XĐGN và quyết định lấy ngày 17/10 hàng năm- ngày mà 55 năm tr−ớc đó (17/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống giặc đói ở n−ớc ta làm “Ngày thế

giới chống đói nghèo” đây thực sự là một vinh dự lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề của Đảng, Nhà n−ớc và nhân dân ta tr−ớc dân tộc và nhân loại.

Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng một lần nữa lại nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của XĐGN. Đại hội đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả n−ớc từ 20- 25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch 5 năm tập trung xoá về cơ bản nạn đói kinh niên” [13]. Để thực hiện mục tiêu trên, Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng đã ra Chỉ thị số 23- CT/TW, ngày 29/11 1997 về lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN. Sau đó, Chính phủ đã có Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg, ngày19/1/1998 về quản lý các ch−ơng trình mục tiêu quốc gia trong đó có ch−ơng trình XĐGN. Chủ tr−ơng trên tiếp tục đ−ợc cụ thể hoá bằng Quyết định của Thủ tr−ớng Chính phủ số 80/1998/QĐ/TTg ngày 9/4/1998 về thành lập Ban chủ nhiệm ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN; Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998 về việc phê duyệt ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN trong giai đoạn 1998- 2000 và xác định đây là một trong 6 ch−ơng trình mục tiêu quốc gia, coi đây là một chủ tr−ơng lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà n−ớc. Đồng thời chính phủ cũng ra Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt ch−ơng trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa [8, tr.147- 176].

Từ chủ tr−ơng trên, Bộ LĐ - TB và XH đã cụ thể hoá bằng Công văn số 2846/LĐTBXH- XĐGN ngày 7/9/1998 về việc triển khai thực hiện ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN, kèm theo h−ớng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định thực hiện ch−ơng trình XĐGN thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng

địa ph−ơng, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo: “Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Th−ờng xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” [12,tr.211].

Để cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu nghị quyết đại hội IX và tiếp tục thực hiện có hiệu quả ch−ơng trình XĐGN trong thời gian tới, ngày 27/9/2001 Thủ t−ớng Chính phủ đã ký quyết định số 143/2001/QĐ-TTg phê duyệt ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005.

Từ những chủ tr−ơng lớn của Đảng và Nhà n−ớc, Ban chủ nhiệm ch−ơng trình XĐGN quốc gia, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa ph−ơng đã đề ra những giải pháp cụ thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ng−ời nghèo, tạo điều kiện cho ng−ời nghèo v−ơn lên tự cứu mình, góp phần thực hiện có hiệu quả ch−ơng trình XĐGN bền vững thời gian qua.

2.2.5.2. Kết quả thực hiện ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Xoá đói giảm nghèo là một chủ tr−ơng lớn của Đảng, Nhà n−ớc ta. Để thực hiện tốt chủ tr−ơng này, các cấp, các ngành, đoàn thể từ trung −ơng đến địa ph−ơng, cơ sở đã cụ thể hoá, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với cơ quan đơn vị mình trong từng thời gian, trên cơ sở đó tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Kết quả lớn nhất tr−ớc tiên đó là sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức về XĐGN. Sự chuyển biến này không chỉ dừng lại ở cấp vĩ mô (cấp trung −ơng) mà còn diễn ra ở tất cả các cấp, các ngành ở địa ph−ơng, cơ sở, trong Đảng và nhân dân, trong cả hệ thống chính trị ở n−ớc ta. Các đồng chí lãnh đạo các cấp và hầu hết ng−ời dân đều xác định đ−ợc XĐGN là một bộ phận cấu thành trong chiến l−ợc phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc và từng địa ph−ơng, trên cơ sở đó có định h−ớng lãnh đạo chỉ đạo cụ thể.

Để chỉ đạo th−ờng xuyên về XĐGN, n−ớc ta đã hình thành hệ thống các cơ quan chuyên trách từ trung −ơng đến địa ph−ơng thực hiện ch−ơng trình quốc gia XĐGN. ở trung −ơng, Thủ t−ớng Chính phủ ra quyết định thành lập

Ban chủ nhiệm ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN do Phó Thủ t−ớng làm chủ nhiệm, một số bộ tr−ởng làm phó chủ nhiệm và lãnh đạo một số ngành đoàn thể liên quan làm thành viên. ở địa ph−ơng từ tỉnh đến cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN do Chủ tịch UBND mỗi cấp ra quyết định thành lập. Đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm tr−ởng ban, phó ban th−ờng trực bố trí đồng chí lãnh đạo ngành LĐ-TB và xã hội, một số phó ban khác là lãnh đạo một số ngành, các thành viên là đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể ở cấp đó. Hoạt động của các cơ quan này khá tích cực trong thời gian vừa qua.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ch−ơng trình XĐGN chúng ta đã sử dụng sức mạnh đồng bộ, tổng hợp phục vụ cho ch−ơng trình nh−: th−ờng xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể ở mỗi cấp, giữa các cấp với nhau; lồng ghép các ch−ơng trình XĐGN với ch−ơng trình phát triển kinh tế- xã hội khác của bộ, ngành, địa ph−ơng; tạo cơ chế chính sách; huy động mọi nguồn lực; xã hội hoá công tác XĐGN (nguồn lực Nhà n−ớc, nguồn lực địa ph−ơng, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, dòng họ, cộng đồng, bản thân ng−ời nghèo và tranh thủ các nguồn lực của các tổ chức quốc tế...)

Từ những chủ tr−ơng đồng bộ nh− trên, trong những năm qua chúng ta đã đạt đ−ợc những thành tích to lớn về XĐGN. Từ năm 1992 khi mà XĐGN đã trở thành phong trào chung của cả n−ớc cho đến năm 2000 thì tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 30,01% xuống còn 10%, bình quân mỗi năm giảm 2,5% (xem Hình 2.4).

Năm 1998 cả n−ớc có 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ đói nghèo d−ới 10%; 21 tỉnh có tỷ lệ đói nghèo từ 11-19%. Đã giảm đ−ợc số xã có tỷ lệ nghèo đói trên 40% trở lên từ năm 1.900 xã (năm 1994) xuống còn 1.498 xã (năm 1997); số xã thiếu cơ sở hạ tầng (điện, đ−ờng, tr−ờng, trạm, chợ và n−ớc sinh hoạt) giảm từ 1.309 xã năm 1994 xuống còn 1.168 xã năm 1997.

3 0 . 0 12 6 . 0 0 2 6 . 0 0 2 3 . 1 4 2 0 . 3 7 1 9 .2 3 1 7 . 6 8 1 5 . 6 6 1 3 . 0 3 1 0 . 0 0 0 5 1 0 1 5 2 0 2 5 3 0 3 5 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 T ỉ l ệ h ộ n g h è o g i a i đ o ạ n 1 9 9 2 - 2 0 0 0

Hình 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 1992-2000

Tuy nhiên, theo chuẩn mực mới (Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, ngày 1/11/2000 của Bộ LĐ-TB-XH) thì đến năm 2000, cả n−ớc vẫn còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (khoảng 14 triệu ng−ời), chiếm tỷ lệ khoảng 17,18%. Trong đó, hộ th−ờng xuyên thiếu đói chiếm 0,8% tổng số hộ trong cả n−ớc. Đối với 2.325 xã đặc biệt khó khăn thì cơ sở hạ tầng đã đ−ợc đầu t− đáng kể: trên 90% số xã đã có đ−ờng ô tô đến trung tâm xã, 80% xã có đủ tr−ờng học, lớp học bậc tiểu học; 98% xã có trạm y tế xã; 80% xã có hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ; 70% xã có trên 50% số hộ đ−ợc sử dụng n−ớc sạch; 85% xã có nguồn điện sinh hoạt đến trung tâm xã; 70% xã có chợ xã hoặc chợ trung tâm xã đ−ợc xây dựng.

Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục thực hiện Ch−ơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 2001-2005 theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ t−ớng Chính phủ, với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2003, tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả n−ớc giảm từ 17,18% xuống còn 11,86% (t−ơng ứng 2.008.196 hộ nghèo). Điều đáng

phấn khởi là ở tất cả các vùng, các khu vực tỷ lệ hộ nghèo đều giảm rõ rệt (xem bảng 2.8): khu vực miền núi Đông Bắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22,35% xuống còn 14,84%; khu 4 cũ giảm từ 25,64% xuống còn 17,52%; vùng Tây Nguyên giảm từ 24,9% xuống còn 19,17%; Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 14,18% xuống còn 10,33%.

Đến cuối năm 2003, cả n−ớc giảm đ−ợc 93,6 vạn hộ nghèo (từ 2.804 triệu hộ đầu năm 2001 xuống còn 1.867 triệu hộ), bình quân mỗi năm giảm khoảng 31 vạn hộ, v−ợt mục tiêu ch−ơng trình đề ra (mục tiêu mỗi năm giảm từ 28 - 30 vạn hộ), bình quân mỗi năm giảm 2,06%; cả n−ớc có 5 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo còn d−ới 5%; 23 tỉnh thành phố từ 5- d−ới 10%; 13 tỉnh từ 10 - d−ới 15%; chỉ còn 4 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Theo báo cáo của 18 tỉnh, thành phố, đến hết năm 2003 có 12 quận, huyện và 157 xã, ph−ờng cơ bản không còn hộ nghèo. Bảng 2.8: Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo 2001- 2003 Hộ nghèo đến tháng 6/2003 Vùng nghèo đầu Tỷ lệ hộ năm 2001(%) Số hộ Tỷ lệ % Tốc độ giảm (%) Toàn quốc

1- Miền núi Đông Bắc 2- Miền núi Tây Bắc 3- Đồng bằng sông Hồng 4- Khu 4 cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Duyên hải miền Trung 6- Tây Nguyên

7- Đông Nam bộ

8- Đồng bằng sông Cửu Long

17,18 22,35 33,95 9,76 25,64 22,34 24,90 8,88 14,18 2.008.196 252.339 95.566 386.140 382.915 204.700 163.528 164.424 358.583 11,86 14,84 21,86 8,79 17,52 13,27 19,17 7,02 10,33 5,32 7,51 12,09 0,97 8,12 9,07 5,73 1,86 3,85 (Nguồn: Bộ Lao động- Th−ơng binh và Xã hội- 2002) [9, tr.11-23]

Về kết quả huy động nguồn lực cho XĐGN, trong 3 năm (từ 2001- 2003) ngân sách trung −ơng đã bố trí 1.800 tỷ đồng vốn đầu t− cho ch−ơng trình (bằng 52% kế hoạch 5 năm); các tỉnh, thành phố đã đầu t− từ ngân sách địa

ph−ơng 1.500 tỷ đồng; bố trí lồng ghép từ các ch−ơng trình, dự án 1.300 tỷ đồng; huy động cộng đồng 700 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng trong 3 năm đã huy động thêm đ−ợc 2.000 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn cho vay lên 9.006 tỷ đồng. Nh− vậy, tổng nguồn vốn huy động trong n−ớc từ năm 2001 đến năm 2003 là 13.400 tỷ đồng. Đồng thời Chính phủ đã tăng c−ờng chỉ đạo hợp tác quốc tế về XĐGN, đến nay nhiều dự án với WB, ADB, SIĐA- CANADA... đã đ−ợc ký và triển khai ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long với tổng vốn đầu t− khoảng 320 triệu USD (t−ơng đ−ơng với 5.000 tỷ đồng), góp phần tạo thêm nguồn lực để thực hiện mục tiêu XĐGN đề ra.

Cùng với việc huy động các nguồn lực, các cấp, các ngành, các địa ph−ơng tiếp tục thực hiện các chính sách giải pháp hỗ trợ ng−ời nghèo, xã nghèo và vùng nghèo, nh− chính sách đất đai, dạy nghề, tập huấn, h−ớng dẫn chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; hỗ trợ ng−ời nghèo về nhà ở, y tế, giáo dục; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã nghèo... nhằm đạt mục tiêu XĐGN bền vững.

Trong quá trình thực hiện ch−ơng trình, nhiều mô hình, cách làm mới tạo đ−ợc b−ớc đột phá trên một số lĩnh vực đang trở thành phong trào nh− ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hoá, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bình Ph−ớc, Đắc Lắc, Quảng Nam, Thái Nguyên...

Bằng những giải pháp đồng bộ nêu trên đã khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà n−ớc ta về XĐGN, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, tạo điều kiện cho mọi ng−ời dân, mọi dân tộc, mọi vùng kinh tế phát triển đồng đều hơn.

2.2.5.3. Những kinh nghiệm b−ớc đầu rút ra trong chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo bền vững ở n−ớc ta

Thực tiễn hơn 10 năm tập trung chỉ đạo công tác XĐGN ở n−ớc ta có thể rút ra kinh nghiệm nh− sau:

- Tr−ớc hết phải có sự chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung −ơng đến địa ph−ơng cơ sở về vai trò quan trọng của công tác XĐGN trong chiến l−ợc tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả n−ớc.

- Phải đề ra đ−ợc chủ tr−ơng, định h−ớng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 56)