Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo và chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

của Việt Nam

2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá

Nghèo đói là quan niệm động, quan niệm nghèo đói có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó mỗi quốc gia cần xác định cho mình những chỉ tiêu đánh giá đói nghèo phù hợp theo từng thời gian.

ở n−ớc ta th−ờng xác định trên hai chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân một ng−ời 1 tháng (hoặc 1 năm) đ−ợc đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, th−ờng lấy l−ơng thực (gạo) t−ơng ứng một giá trị nhất định để đánh giá.

trừ đi tổng chi phí sản xuất). Song, cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo.

- Chỉ tiêu phụ: Là nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, dinh d−ỡng bữa ăn, mặc, t− liệu sản xuất, vốn, các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại...

2.2.3.2 Chuẩn mực

ở Việt Nam, ngoài gợi ý về cách xác định chuẩn nghèo đói theo mức thụ h−ởng calo do bữa ăn mang lại hàng ngày quy đổi ra thu nhập của Ngân hàng Thế giới đã nêu trên, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý Nhà n−ớc có liên quan đã nêu ra các chuẩn mực nghèo đói khác nhau. Chẳng hạn, tr−ớc năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh lấy mức thu nhập bình quân d−ới 3 triệu đồng ở thành thị và d−ới 2,5 triệu đồng ở nông thôn/1 khẩu/1 năm; nh−ng từ năm 2004 mức chuẩn nghèo mới của Thành phố đ−ợc nâng lên là 6 triệu đồng/ng−ời/năm [24]. Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức l−ơng thực bình quân nhân khẩu, gia đình nào có thu nhập bình quân d−ới 30 kg gạo/khẩu/tháng đ−ợc coi là nghèo. Để thống nhất cách xác định, luận án chỉ trình bày cách xác định chuẩn mực đói nghèo của Bộ Lao động- Th−ơng binh và Xã hội (LĐ- TB và XH).

ở n−ớc ta Bộ LĐ - TB và XH là cơ quan th−ờng trực trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo. Cơ quan này đã đ−a ra mức xác định khác nhau về nghèo đói tuỳ theo từng thời kỳ phát triển của đất n−ớc.

- Tr−ớc năm 1995, với yêu cầu cấp bách về chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, Bộ LĐ-TB và XH đ−a ra ng−ỡng nghèo đói ở n−ớc ta là có thu nhập 1 ng−ời 1 tháng bằng tiền t−ơng đ−ơng với giá trị 15 kg gạo tẻ th−ờng.

- Đến năm 1995, Bộ LĐ-TB và XH đã đ−a ra tiêu chí chi tiết hơn cho từng mức độ nghèo đói và từng khu vực, các tiêu chí cụ thể đ−ợc quy định nh− sau:

+ Hộ đói là hộ có bình quân thu nhập 1 ng−ời 1 tháng bằng tiền là 40.000đ, t−ơng đ−ơng với giá trị 13 kg gạo tẻ th−ờng.

+ Hộ nghèo đ−ợc phân biệt cho thành thị và nông thôn:

ở thành thị: là hộ có thu nhập 1 ng−ời 1 tháng bằng tiền là 90.000đ, t−ơng đ−ơng với giá trị 25 kg gạo tẻ th−ờng.

ở nông thôn, chuẩn nghèo cho vùng đồng bằng, trung du thu nhập 1 ng−ời 1 tháng bằng tiền là 70.000đ, t−ơng đ−ơng với giá trị 20 kg gạo tẻ th−ờng; ở nông thôn miền núi, hải đảo có mức thu nhập 1 ng−ời 1 tháng bằng tiền là 50.000đ, t−ơng đ−ơng với giá trị 15 kg gạo tẻ th−ờng.

Để thuận lợi cho việc tính toán và nhận dạng hộ đói nghèo trong điều kiện mới, trên cơ sở điều tra thống kê toàn bộ hộ dân c− trên địa bàn, sau khi tham khảo ý kiến của nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể, Bộ LĐ-TB và XH đã ra thông báo số 1751/LĐTBXH, ngày 20/5/1997 về việc xác định chuẩn mực đói nghèo năm 1997-1998 trên cơ sở tính theo mức thu nhập bình quân đầu ng−ời trong hộ/tháng đ−ợc quy ra gạo và tiền t−ơng ứng. Cụ thể:

+ Hộ đói: có thu nhập d−ới 13 kg gạo, t−ơng ứng với 45.000đ (cho tất cả các vùng)

+ Hộ nghèo theo 3 vùng:

Vùng thành thị: có mức thu nhập d−ới 25 kg gạo, t−ơng ứng với 90 ngàn đồng.

Vùng nông thôn đồng bằng và trung du: có mức thu nhập d−ới 20kg gạo, t−ơng ứng với 70 ngàn đồng.

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: có mức thu nhập d−ới 15kg gạo, t−ơng ứng với 55 ngàn đồng.

Tuy nhiên, theo chuẩn này, căn cứ vào thực tế tình hình phát triển kinh tế- xã hội và kết quả thực hiện ch−ơng trình XĐGN của địa ph−ơng, địa ph−ơng nào có đủ 3 điều kiện sau thì có thể đ−a ra chuẩn đói nghèo của địa ph−ơng cao hơn chuẩn tối thiểu trên (3 điều kiện là: thu nhập bình quân đầu ng−ời của địa ph−ơng cao hơn thu nhập bình quân chung của cả n−ớc, có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả n−ớc, có đủ nguồn lực cân

đối cho các giải pháp hỗ trợ XĐGN).

Do yêu cầu của sự phát triển đất n−ớc, đời sống của các tầng lớp nhân dân đ−ợc cải thiện, ngày 1/11/2000, Bộ LĐ-TB và XH có Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001- 2005. Theo đó quy định mức thu nhập bình quân đầu ng−ời trong hộ cho từng vùng cụ thể nh−:

- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đồng/tháng. - Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/tháng. - Vùng thành thị: 150.000đồng/tháng.

Những hộ có thu nhập bình quân đầu ng−ời d−ới mức quy định nêu trên đ−ợc xác định là hộ nghèo.

Theo cách định chuẩn mới, đầu năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo đói của n−ớc ta tăng lên. Điều đó là hợp lý đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc, nh−ng cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho công tác XĐGN.

Với cách đánh giá chuẩn mực đói nghèo theo thu nhập nh− trên tuy đã có tiến bộ là định mức thu nhập đ−ợc quy thành giá trị, dễ so sánh, nh−ng vẫn còn một số hạn chế là: Không phản ảnh đ−ợc chi tiêu, tổng hợp mức sống của ng−ời nghèo(nh− tình trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và mức h−ởng thụ các dịch vụ cơ bản khác); không phản ảnh đ−ợc sự mất cân đối giữa chuẩn mực so với đời sống thực của ng−ời nghèo (ví dụ có thể gặp phải rủi ro nên thu nhập không đạt chuẩn, nh−ng các điều kiện khác vẫn tốt). Hơn nữa cách đánh giá trên cũng có điều vô lý là trong thực tế rất dễ đạt mức quy định về thu nhập trong khi các điều kiện khác ch−a đ−ợc cải thiện cũng đã đ−ợc công nhận xoá nghèo. Nh− vậy, mức đánh giá nghèo đói nh− trên còn rất thấp so với thế giới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)