- Bền vững về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi tr− ờng sinh thái đất.
4.5.2.1. Hiệu quả kinh tế
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống sử dụng đất nông nghiệp căn cứ vào:
- Kết quả điều tra (theo mẫu mẫu phiếu điều tra), phỏng vấn nông hộ (phỏng vấn 120 hộ), chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên một số đơn vị đất đai đại diện cho vùng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu kinh tế sau:
+ Tổng giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản phẩm thu đ−ợc nhân với giá bán + Tổng chi phí: bao gồm toàn bộ chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi phí, quản lý phí ….
+ Thu nhập hỗn hợp: là giá trị tổng thu nhập trừ đi khấu hao và đầu t− hàng năm, không tính chi phí lao động.
+ Hiệu quả đồng vốn: là giá trị thu thập hỗn hợp chia tổng chi phí + Giá trị công lao động: Thu thập hỗn hợp chia cho số ngày công
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Đơn vị tính: 1000đ/ha TT LUTs Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Thu nhập hỗn hợp Số ngày công (ngày) Hiệu quả đồng vốn (lần) Giá trị ngày công/ha 1 Lúa mùa - lúa xuân 19.086 7.763 11323 505 1,5 22.4 2 Lúa mùa 9.978 4.002 5976 275 1,5 21.7 3 Lúa mùa - Ngô xuân 15.766 6.52 9246 445 1,4 20.8 4 Lúa mùa - Lạc xuân 16.178 6.43 9748 516 1,5 18.9 5 Lúa mùa - Đậu t−ơng 13.468 6.05 7418 390 1,2 19 6 Lúa mùa - Khoai lang 12.381 5.05 7331 524 1,5 14 7 Ngô xuân - Ngô thu 11.144 4.84 6304 279 1,3 22.6 8 Mía 10.449 3.272 7177 329 2,2 21.8
9 Lúa n−ơng 2.9 2.9
10 Ngô n−ơng 3.14 3.14
11 Sắn 2.49 2.49
12 Cây ăn quả 13.24 2.52 1072 18.48 4,1 58 (Số liệu sử lý từ phiếu điều tra nông hộ)
Theo các số liệu trong bảng, loại hình sử đất 2 vụ lúa cho thu nhập cao nhất 19.086.000 đồng/ha/năm, cây sắn cho thu nhập thấp nhất 2.490.000 đ/ha/năm, loại hình sử dụng đất 1 lúa +1 màu (LM) cũng cho thu nhập t−ơng đối cao từ 15 đến 16 triệu đồng/ha/năm (đặc biệt là Lúa mùa - Ngô xuân, Lúa mùa - Lạc xuân). Nhìn chung các loại sử dụng đất của huyện Na Hang thu nhập ở mức trung bình và thấp, các loại hình sử dụng đất còn đơn điệu và loại hình sử dụng đất 3 vụ không có.
Nếu xét theo mức thu nhập hỗn hợp thì kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa vẫn là cao nhất và thấp nhất vẫn là cây sắn, lúa n−ơng, ngô n−ơng.
Xét theo hiệu quả đồng vốn thì cây ăn quả đạt hiệu quả cao nhất (4,1 lần) sau đó là cây mía (2,2 lần). Tuy nhiên 2 loại sử dụng đất này ch−a đ−ợc phát triển rộng, diện tích nhỏ ch−a có quy mô lớn, nh−ng cũng không phải là loại hình chiếm −u thế vì nó không đảm bảo đ−ợc nhu cầu l−ơng thực, vì vậy nó không có −u thế trong đánh giá sử dụng đất thích hợp và bền vững nhất là bền vững về kinh tế - xã hội. Đối với đất 2 vụ lúa, lúa - màu, 1 vụ lúa đều cho hiệu quả đồng vốn gần nh− nhau từ (1,3 - 1,5 lần) chỉ riêng có loại sử dụng đất Lúa mùa - đậu t−ơng là thấp hơn cả (1,2 lần).
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của huyện Na Hang vẫn còn mang tính chất độc canh, tự cung tự cấp. Những loại hình sử dụng đất đem lại giá trị kinh tế cao ch−a phát triển và ch−a đáp ứng đ−ợc với yêu cầu của thị tr−ờng cũng nh− tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái của vùng.