- Bền vững về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi tr− ờng sinh thái đất.
4.4.3. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Na Hang
Để dễ hiểu và đơn giản, chúng tôi mô tả các đơn vị bản đồ đất đai theo nhóm (loại) đất. Kết quả đ−ợc trình bày nh− sau:
- Đất phù sa sông suối: có 3 LMU (số 1, 2 và 4) với tổng diện tích 3.064,7 ha gồm 19 khoanh đất. Các LMU này có đặc điểm chung là địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ – thịt trung bình, tầng đất mặt khá màu mỡ. Diện tích đất phù sa đ−ợc tập trung rộng nhất trên các thềm bồi ở các xã Thuý Loa, Xuân Tiến, Vĩnh Yên … đ−ợc nhân dân nhân khai thác trồng lúa 1 – 2vụ lúa, trồng rau màu, đậu đỗ, lạc mía, cây ăn quả ( nhãn, xoài, vải thiều, hồng xiêm … ) cho năng suất khá, chất l−ợng cao và ổn định.
- Đất dốc tụ: có 2 LMU (số 5 và 6) với tổng diện tích là 1.278,85 ha gồm 9 khoanh đất. Đất đ−ợc phân bố phân tán và rộng khắp ở các xã của huyện Na Hang. Tầng đất mặt dày, thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm l−ợng chất hữu cơ khá cao. Đất dốc tụ đã đ−ợc khai thác vào cấy lúa 1 vụ, hoa màu. Trong t−ơng lai, nếu có hệ thống t−ới chủ động thì đất dốc tụ còn rất nhiều khả năng mở rộng diện tích cây trồng hoặc tăng thêm 1 vụ lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất xám bạc màu: có 2 LMU (số 7 và 8) với tổng diện tích 2.120,15 ha gồm11 khoanh đất. Đất đ−ợc phân bố hầu hết gần chân s−ờn thoải ít dốc và ở các triền ruộng bậc thang có độ chênh bờ không lớn, hầu hết các bản làng, các xã của huyện Na Hang đều có đơn vị đất này. Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất mặt rời rạc, độ phì tự nhiên thấp, đã đ−ợc khai thác vào trồng rau màu, sắn, đậu đỗ và cây lúa một vụ nh−ng năng suất không cao và ít ổn định. Tuy nhiên đất có địa hình ít dốc, mặt bằng dễ khai thác, là một trong những loại đất đạt hiệu quả đầu t− thâm canh lớn với các sản phẩm hàng hoá rau hoa, đậu t−ơng, lạc, cà chua, khoai tây, thuốc lá … chất l−ợng tốt.
- Đất đen: có 1 LMU (số 9) gồm 8 khoanh đất với tổng diện tích 1.120,25 ha. Đ−ợc phân bố tập trung ở một số xã Th−ợng Lâm, Xuân Đức, Vĩnh Yên, Côn Lôn, Khau Tinh, Thanh T−ơng … đất rất màu mỡ đã đ−ợc khai thác vào trồng lúa 1 vụ, rau, hoa màu khác (ngô, đậu, đỗ ..), cây ăn quả ( mận, mơ ..) năng suất cao và ổn định. Trong t−ơng lai nếu các LMU này đ−ợc cung cấp n−ớc t−ới có thể phát huy đ−ợc thế mạnh với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: có 13 LMU (số 10 đến số 25) gồm119 khoanh đất với tổng diện tích 97.568,00 ha. Các đơn vị đất đ−ợc phân bố ở địa hình dốc, nhiều nơi dốc cao, trong đó, LMU 11 có diện tích lớn nhất là 16.058,44 ha, LMU 16 có diện tích nhỏ nhất là 521,17 ha, phân bố tập trung ở xã Th−ợng Lâm, Vĩnh Yên, Yên Hoà .., đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, có thể khai thác các vạt đất dốc d−ới 150 để trồng hoa màu, cây công nghiệp dài ngày (đặc biệt cây chè) và cây ăn quả.
- Đất đỏ vàng trên đá macma axit và đá cát: có 2 LMU (số 26 và 27) gồm 14 khoanh với tổng diện tích 10.004,06 ha. Đất có địa hình dốc đến rất dốc thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất có độ phì thấp, kém màu mỡ. Vì vậy trong t−ơng lai, trồng rừng và diện tích rừng còn lại trên đất này phải đ−ợc bảo vệ nghiêm ngặt.
- Đất vàng nâu trên phù sa cổ: có 3 LMU (số 28, 28, 30) gồm 9 khoanh đất với tổng diện tích 3.487,4 ha. Các đơn vị đất đai này đ−ợc phân bố ở xã Thuý Loa, Thanh T−ơng, Năng Khả …, đất có độ phì nhiêu trung bình đến khá, địa hình ít dốc, gần nguồn n−ớc t−ới. Loại đất này rất thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn nh− hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả hoặc rừng trồng.
- Đất nâu đỏ: có 4 LMU (số 31, 31, 32, 34) gồm 24 khoanh với tổng diện tích 5.777,3 ha. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng,
Khả, Trùng Khánh, Yên Hoà, Th−ợng lâm, Khau Tinh, Xuân Đức … loại đất này đã đ−ợc khai thác để phát triển trồng cây lâu năm, cây ăn quả và các loại cây màu cho năng suất cao. Tuy nhiên, do rừng bị tàn phá và trải qua nhiều chu kỳ n−ơng rãy du canh, nên đất mất khả năng canh tác, cần phải có biện canh tác hợp lý, để bảo vệ đất và cho năng suất cao ổn định.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi: có 8 LMU (từ số 35 đến số 42) gồm 23 khoanh đất với tổng diện tích 17.947,12 ha. Đất đ−ợc phân bố trên đai cao từ 900 – 1800m, tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các đơn vị đất đai này hiện tại chủ yếu là rừng đầu nguồn, phòng hộ và đặc dụng có nhiệm vụ quan trọng chắn lũ, hạn hán, xói mòn, điều hoà khí hậu .. Vì vây, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.