Đặc điểm tự nhiên 1 Vị trí địa lý [29]

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá đất lâm nông nghiệp phục vụ định hướng sử dụng đất tại huyện na hang tuyên quang có sự trợ giúp của GIS (Trang 42 - 46)

- Bền vững về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi tr− ờng sinh thái đất.

4.1. Đặc điểm tự nhiên 1 Vị trí địa lý [29]

4.1.1. Vị trí địa lý [29]

Na Hang là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang có toạ độ địa lý: từ 22013' đến 22042' vĩ độ bắc, từ 105005' - 105036' độ kinh đông, với tổng diện tích đất tự nhiên là 147.166,00 ha, cách thị xã Tuyên Quang 112 km về phía Nam. Toàn huyện có 21 xã và 1 thị trấn và vị trí và ranh giới Na Hang đ−ợc thể hiện ở sơ đồ sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng + Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá

+ Phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá và tỉnh Bắc Kạn + Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và huyện Chiêm Hoá

4.1.2. Địa hình [29]

Địa hình huyện Na Hang cao ở phía Bắc và Đông Bắc và thấp dần xuống các xã phía Nam, Tây Nam và giữa là sông Gâm. Do vậy, địa hình Na Hang thành ba vùng: vùng núi cao có độ dốc lớn, vùng núi trung là vùng có đồi núi từ trung bình đến cao, và vùng thấp là thung lũng, đồi bát úp.

Vùng núi cao: chiếm 1/2 tổng diện tích tự nhiên và tập trung ở các xã: Đà Vị, Hồng Thái, yên Hoa, Khau Tinh, Côn Lôn, Th−ợng Giáp, Th−ợng Nông, Sinh Long có độ dốc khoảng 35 - 400, cao nhất là đỉnh Khuẩy Hây 1800m, thấp nhất là đỉnh Pá Lang 650m so với mực n−ớc biển, vùng này chủ yếu phát triển lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn.

Vùng núi trung bình: bao gồm các xã Th−ợng lâm, Xuân Tân, Xuân Tiến, Thuý Loa, Phúc Yên, Lăng Can, Khuân Hà, Xuân Lập là vùng có độ dốc trung bình từ 25 – 350. Độ cao so với mực n−ớc biển từ 280 – 500m. Vùng này dân c− sống th−a thớt và có tiềm năng về phát triển về lâm nghiệp.

Vùng thấp: gồm 5 xã và 1 thị trấn, địa hình chủ yếu là đồi báp úp độ dốc khoảng 100 - 250 và những thung lũng nhỏ hẹp có độ cao so với mực n−ớc biển là 150 – 280m, vùng này dân c− tập trung đông có tiềm năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và nghề rừng.

4.1.3. Khí hậu

Na Hang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 23,40C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7, 8) là 28,50C + Độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 86%

Tháng có độ ẩm bình quân cao nhất (tháng 7) là 90% Tháng có độ ẩm bình quân thấp nhất (tháng 1) là 81% + L−ợng m−a cả năm là 2007,2 mm

Tháng có luợng m−a cao nhất (tháng 7) là 567,6 mm Tháng có luợng m−a thấp nhất (tháng 12) là 7,2 mm

+ Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1475,3 giờ, tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 đạt 202,3 giờ.

Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và l−ợng m−a theo các tháng tính trung bình trong 10 năm thể hiện trên hình 4.1 (có thể xem thêm ở phụ lục 01).

Nhìn chung khí hậu Na Hang tuy có sự chênh lệch rất lớn giữa các mùa, nh−ng có thể cho là mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng nh− hoa màu, cây ăn quả và cây công nhiệp lâu năm.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá đất lâm nông nghiệp phục vụ định hướng sử dụng đất tại huyện na hang tuyên quang có sự trợ giúp của GIS (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)