- Bền vững về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi tr− ờng sinh thái đất.
4.1.6. Đặc điểm thổ nh−ỡng
Theo bản đồ thổ nh−ỡng huyện Na Hang tỷ lệ 1:50.000 năm (1995) đất ở huyện Na Hang đ−ợc chia thành 9 loại đất chính sau:
- Đất phù sa sông suối có diện tích 3.064,70 ha chiếm 2,15% tổng diện tích đất điều tra. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ – thịt trung bình, tầng đất mặt có hàm l−ợng hữu cơ khá nên đất t−ơng đối màu mỡ.
- Đất dốc tụ có diện tích 1.278,85 ha chiếm 0,90% diện tích đất điều tra, đất hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi của đất dốc tụ phân tán thành rất nhiều khoảnh nhỏ ở khắp mọi nơi trong địa bàn huyện. Đất có tầng dày >1,0 m, tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt trung bình.
- Đất xám bạc màu có diện tích không lớn 2.120,15 ha, chiếm 1,49%, tổng diện tích đất điều tra, phân bố xen kẽ và phân tán cận kề các vạt đất dốc tụ hoặc gần chân s−ờn thấp thoải ít dốc (từ 3-80) của các vùng đồi núi thấp. Đất phát triển trên đá cát hoặc đá granit trên các s−ờn đồi dốc, rửa trôi và xói lũ xuống chân dốc. Đất có thành phần cơ giới rất nhẹ, nên tầng đất mặt rất rời rạc, dễ bị rửa trôi, xói mòn khi m−a và dễ bị khô chặt khi thiếu n−ớc, chất hữu cơ bị khoáng hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mặt th−ờng có màu xám đến xám trắng. Độ phì của đất xám bạc màu suy giảm rất nhanh sau khi rừng bị chặt phá và tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng cùng mức độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác của nhân dân địa ph−ơng.
- Đất đen có diện tích 1.120,25 ha chiếm 0,79% diện tích đất điều tra, đất đ−ợc hình thành từ những sản phẩm phong hoá của đá vôi bị rửa trôi tích tụ lâu dài ở các thung lũng giữa núi (nh− ở các xã Th−ợng Lâm, Xuân Đức, vĩnh Yên) hay vùng địa hình thấp tr−ớc núi trên các sơn nguyên (nh− ở các xã Côn Lôn, Khau Tinh, Thanh T−ơng ... ) và có những đặc điểm chính sau:
Tầng dày từ 0,5 – 1,0 m, có tỷ lệ sét rất cao (th−ờng >60%), đất đen rất giàu chất hữu cơ, th−ờng >5% (có nơi đạt tới 6 – 8%). Do giàu hữu cơ và canxi, nên đất đen có kết cấu viên bền vững, khá tơi xốp và có độ phì nhiêu cao.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất có diện tích lớn nhất là 97.568,57 ha chiếm 68,53% tổng diện tích đất điều tra, th−ờng có địa hình chia cắt khá mạnh, có độ dốc từ 15 - 250, nhiều nơi có độ dốc cao từ 25 - 300, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
- Đất đỏ vàng trên đá macma axít và đá cát có diện tích 10.004,06 ha chiếm 7,03% tổng diện tích đất điều tra. Đất đ−ợc phân bố rộng khắp trên địa
hình dốc > 250, thành phần cơ giới từ cát pha đến thị nhẹ, tầng đất dày trung bình từ 0,7 - 1,5m.
- Đất vàng nâu trên phù sa cổ có diện tích 3.487,4 ha chiếm 2,45% tổng diện tích đất điều tra. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, đ−ợc phân bố ở địa hình ít dốc.
- Đất nâu đỏ có diện tích 5.777,30 ha chiếm 4,06% tổng diện tích đất điều tra. Có tầng đất dày > 1,0m, đất có độ phì nhiêu cao, màu mỡ thích hợp nhiều loại cây trồng.
- Đất mùn vàng đỏ có diện tích 17.947,12 ha chiếm 12,61% diện tích đất điều tra. Phân bố trên đai cao từ 900 – 1.800 m thuộc đỉnh hoặc đỉnh s−ờn các núi trung bình và cao. Do đó, đất có địa hình rất dốc, chia cắt mạnh, hiểm trở và phần lớn diện tích còn thảm rừng che phủ. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Nh−ng do giàu hữu cơ nên tầng đất mặt màu nâu – nâu xám sẫm, đất tơi xốp, khả năng thấm n−ớc và giữ ẩm rất cao
Tóm lại, tài nguyên đất huyện Na Hang khá phong phú, đa dạng. Chính sự phong phú này, cho phép nghĩ tới những hoạch định trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp theo h−ớng đa dạng ngành nghề, đa dạng sản phẩm hàng hoá kể cả hàng hoá có chất l−ợng cao qua chế biến, kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.