Một số nội dung và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá đất lâm nông nghiệp phục vụ định hướng sử dụng đất tại huyện na hang tuyên quang có sự trợ giúp của GIS (Trang 36 - 38)

- Bền vững về môi tr−ờng: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đ−ợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi tr− ờng sinh thái đất.

2.2.8.2. Một số nội dung và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam

1. Năm 1990, FAO đã sử dụng GIS đầu tiên tại Việt Nam nhằm xây dựng “Bản đồ vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng”. Với tỷ lệ 1/250.000

2. “ ứng dụng GIS trong điều tra Quy hoạch sản xuất nông nghiệp” đề tài của Trần Thị Thu Dung. Mục đích của đề tài nhằm đánh giá và cải thiện năng suất cây trồng hiện có nhằm nâng cao độ phì tự nhiên, kỹ thuật thâm canh, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

3. “ ứng dụng kỹ thuật GIS trong nghiên cứu bảo vệ thực vật” đề tài Võ Quang Minh. Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và dự đoán dự báo sự phát triển và lây lan của các loại sâu bệnh và công tác quan trọng nhất của ngành bảo vệ thực vật từ đó đề ra biện pháp phòng trừ kịp thời và hữu hiệu.

4. Sử dụng kỹ thuật Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai huyện Đoan Hùng – Phú Thọ 1998 đề tài Hồ Quang Đức. Đề tài đ−ợc áp dụng nhằm phân loại và đánh giá tài nguyên đất làm cơ sở xây dựng quy hoạch sử dụng đất, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và hiệu quả trong t−ơng lai.

5. “áp dụng đặc tr−ng kinh tế xã hội trong đánh giá đất sử dụng kỹ thuật GIS” tại xã Tân Phú Thành huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ. Đề tài của tác giả Võ Quang Minh, Lê Quang Trí. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá kinh tế xã hội ảnh h−ởng đến tiềm năng đất để từ đó đánh giá phân loại đất cho các mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

6. “ Sử dụng kỹ thuật (GIS) trong đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đắc Lắc 1995” là đề tài của tác giả Nguyễn Văn Nhân, Võ Thị Bé Năm và Phạm Việt Tiến [19]. Đề tài đ−ợc áp dụng nhằm phân loại và đánh giá tài nguyên đất cho các mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững trong t−ơng lai.

7. “B−ớc đầu ứng dụng kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ xói mòn đất thị xã Buôn Mê Thuột - Đắc lắc” là đề tài của tác giả Hoàng Đan [1]. ứng dụng đề án này nhằm mục đích nghiên cứu xây dựng bản đồ xói mòn đất, từ đó đánh giá tiềm năng xói mòn đất tạo điều kiện đề ra các ph−ơng pháp hạn chế và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

8. Viện Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp phát triển hệ xử lý ảnh phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên rừng. Sử dụng ch−ơng trình đánh giá đất tự động (Automated Land Evaluation System) để đánh giá phân hạng đất một số mô hình tại tỉnh Tuyên Quang.

9. đề tài ứng dụng GIS tại tr−ờng Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội

ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp với cơ cấu cây trồng trên địa bàn

huyện Khoái Châu – H−ng Yên của Trần Thị Băng Tâm, Trần Quốc Vinh, Phạm Văn Vân, Nguyễn Đình Công, Lê Thị Giang (đề tài cấp bộ). Đề tài ứng dụng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đất nông nghiệp và xử lý dữ liệu trong công tác đánh giá đất theo quy trình của FAO.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá đất lâm nông nghiệp phục vụ định hướng sử dụng đất tại huyện na hang tuyên quang có sự trợ giúp của GIS (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)