7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Đánh giá kết quả
Trong khuôn khổ thời gian vừa giảng da ̣y, vừa ho ̣c và thực hiê ̣n luâ ̣n văn, việc tổ chức thực nghiệm chỉ được tiến hành ở 5 lớp với 1 giáo án, tổng số tiết thực nghiệm không nhiều nên việc đánh giá kết quả cũng chưa thật khách quan. Trên cơ sở chọn những lớp có kết quả học tập tương đương nhau ở HKI, nhưng trong quá trình thực nghiệm ít nhiều có sự chênh lệch về chất lượng học tập. Qua thực nghiệm, dự giờ đồng nghiệp cùng với những góp ý của tổ chuyên môn, chúng tôi đã có một số căn cứ bước đầu để rút kinh
nghiệm cho việc vận dụng “mô hình” “hoa ̣t đô ̣ng của giáo viên ngữ văn trong giờ đo ̣c hiểu văn bản ở trường trung ho ̣c phổ thông”. Cụ thể như sau:
3.4.2.1. Đánh giá chung
- Tỉ lệ HS khá và giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với các bài ở lớp đối chứng.
- Tỉ lệ Hs dưới TB và yếu giảm đi so với trước đó.
3.4.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm, nghiên cứu, lấy ý kiến từ giáo viên sau giờ học
∗ Khảo sát, lấy ý kiến giáo viên
Thu thập, lấy ý kiến của giáo viên Văn ở trường THPT Nguyễn Hữu Tho ̣, trường THPT Lê Thánh Tôn cho thấy :
Hầu hết GV thừa nhận giáo án vận dụng “mô hình” hoa ̣t đô ̣ng của giáo viên ngữ văn trong giờ đo ̣c hiểu văn bản ở trường trung ho ̣c phổ thông” phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực tự học của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên. GV xây dựng được hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức hoạt động dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học truyện ngắn nói riêng thì trước hết phải dạy cho HS biết các đọc văn bản, cách tiếp cận văn bản, biết cảm thụ và lý giải được những kiến thức phần đọc Văn phục vụ cho phần Làm văn một cách có phương pháp, có sức thuyết phục. Trong đó, GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài bằng hệ thống câu hỏi trên cơ sở bám sát câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị trong SGK là quan trọng. Đa số GV điều cho rằng hệ thống câu hỏi trong SGK còn mang tính khái quát cao, chưa phát huy hết được tính tự học của HS trong chuẩn bị bài. HS không thể tự mình trả lời theo hệ thống câu hỏi này. Hơn nữa, ngoài hệ thống câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị học bài trong SGK còn tồn tại hệ thống câu hỏi trong giáo án của GV khi lên lớp. Làm thế nào để xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt đúng và trúng vấn đề trọng tâm của bài học hiện là mối quan tâm hàng đầu của GV. Đề làm được điều này, GV phải vận
dụng phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa sự hợp tác của HS, tránh sự nhàm chán trong giờ học là điều không dể dàng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết GV ngại cho HS đàm thoại vì sợ mất nhiều thời gian, việc tổ chức cho HS vấn đáp - đàm thoại đòi hỏi sự chuẩn bị của cả thầy và trò thật công phu, kĩ lưỡng.
KẾT LUẬN
1. Luận văn tập trung vào miêu tả và phân loại hoạt động của giáo viên Ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản. Trong tình hình vấn đề dạy và học văn còn tồn đọng nhiều bất cập thì quan điểm dạy học chú tro ̣ng vai trò của người thầy kết hơ ̣p đươ ̣c quan điểm da ̣y ho ̣c truyền thống và hiện đại. Bởi bất luâ ̣n thế nào thì người thầy vẫn đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả và thành công của một tiết dạy. Người thầy là tâm điểm thu hút học sinh đến với nội dung tiết học, khơi gợi hứng thú, gợi mở sáng tạo. Luận văn của chúng tôi đề cao tính chất sinh động trong hoạt động của người giáo viên Ngữ văn đối với các tiết dạy đọc hiểu văn bản trên tinh thần lấy học sinh làm trung tâm, hướng về học sinh, xem hiểu biết mới của học sinh là thành quả tất yếu của quá trình dạy học. Mô hình thể hiện các hoạt động của người dạy có ý nghĩa tích cực hóa thái độ và kỹ năng học tập của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của nước ta trong giai đoạn hội nhập với nền giáo dục toàn cầu. Hướng tới mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện cả về tri thức, tư tưởng, đạo đức nhân cách và kỹ năng sống, đúng với yêu cầu của thời đại mới, người học hòa nhập học để biết, học để làm, học để hành động, học để chung sống. Tri thức tiếp nhận ở người học phụ thuộc vào vai trò hướng dẫn của người thầy. Vì vậy, việc định hình rõ nét các hoạt động cụ thể của người giáo viên Ngữ văn trong phần đọc hiểu văn bản là vô cùng khó khăn. Nhất là khi sự tương tác giữa hoạt động của người thầy - chủ thể dạy - và người học - chủ thể tiếp nhận - là một mối tương tác liên tục dao động, biến hóa song lại vô cùng bền vững.
2. Văn bản đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, đa dạng về hình thức, loại thể và đặc biệt đem đến cho người học một vốn tri thức mới, phong phú. Đó là những thử thách lớn trong việc xây dựng mô
hình hoạt động được cụ thể hóa bằng những thao tác kỹ thuật khi lên lớp đối với người giáo viên Ngữ văn. Khi nghiên cứu và xây dựng mô hình mới về hoạt động của người giáo viên Ngữ văn, chúng tôi đặt vai trò, vị thế của người thầy ở vị trí trung tâm - người thiết lập, xây dựng và duy trì một mối quan hệ chặt chẽ, sâu sắc giữa người sáng tạo - văn bản - người tiếp nhận. Tiếp câ ̣n văn bản, hầu như học sinh vẫn còn nhiều lúng túng để tìm ra được con đường đến với giá tri đích thực đầy sức hấp dẫn, cuốn hút nhưng cũng đầy bí ẩn ở văn bản. Chỉ khi tìm ra được con đường ngắn nhất, rộng rãi nhất thì trí tưởng tượng, năng lực khám phá, khả năng tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản mới thực sự đạt hiệu quả. Qua nghiên cứu cho thấy, văn bản khi đồng hành cùng với người tiếp nhận là lúc nó trở về đúng với bản chất nghệ thuật đa thanh, đa nghĩa, tác động sâu sắc đến chủ thể tiếp nhận, và ngược lại được chủ thể tiếp nhận kiếm tìm vẻ đẹp thẩm mỹ lấp lánh ẩn sâu trong từng ngôn từ, ngữ nghĩa. Văn bản chỉ thực sự thuộc về người tiếp nhận khi có sự giao thoa hai chiều, sự tương ứng, kết nối mật thiết giữa văn bản với người tiếp nhận. Quá trình tiếp nhận văn bản càng sống động thì hiệu quả tiếp nhận càng đạt đến mức tối ưu ví như nhạc công khi thẩm thấu trọn vẹn giai điệu của bản nhạc thì sự hòa âm mới thực sự diễn ra, và người “nhạc trưởng” - ở đây được ví là người thầy, phải thực sự tài hoa, khéo léo, tinh tế, linh hoa ̣t thì vẻ đẹp của “bản nhạc” mới thực sự tỏa sáng, giai điệu mới thực sự thăng hoa. Bản chất của mỗi một văn bản đọc hiểu ví như một “cơ thể sống” đang mời gọi chủ thể tiếp nhận, tìm hiểu, khám phá, phát hiện và đạt đến chân giá trị một cách mỹ mãn. Ở đây, cuộc đồng hành giữa văn bản và người đọc là một sự hô ứng mãnh liệt dữ dội, tương tác “tương hổ” sâu xa. Vừa cảm, vừa hiểu, vừa thấu tận từng tầng vỉa ý nghĩa, mọi chiều kích của tư tưởng tình cảm được chứa đựng, mọi sắc diện của tài năng nghệ thuật, tất cả đã cộng hưởng để biến hóa thành những tri thức mới trong tiếp nhâ ̣n của độc giả.
Những tri thức mới không ngừng được kiến tạo và tái tạo trong hoạt động nhận thức của người học, lúc này tri thức mới là một thực thể sống động, tồn tại vĩnh viễn trong ký ức người học. Và người thầy dường như hoàn thành sứ mệnh cao cả ở vai trò dẫn dắt, định hướng, kết nối, rút dần khoảng cách giữa người đọc và văn bản. Đây là mục tiêu cuối cùng của quá trình đọc hiểu. Người tiếp nhận văn bản không dừng lại ở giai đoạn ngộ thức, khám phá văn bản mà đã thực sự chiếm lĩnh văn bản theo tầm tư tưởng, nét riêng về tình cảm, về cảm xúc và vốn riêng về kiến thức của chính họ. Chúng ta không thể đòi hỏi người đọc tiếp nhận văn bản theo một cách đã đặt sẵn, bày sẵn theo sự định hình máy móc, cứng nhắc mà các hoạt động của người thầy nhằm vào việc giúp đỡ, hỗ trợ, định hướng cho người học - người đọc đi đúng con đường về với giá trị đích thực của các văn bản. Từ đó hình thành được ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp với những vấn đề mà văn bản đặt ra. Hơn thế nữa, người đọc còn học hỏi ở văn bản cách tạo lập được những văn bản mới có tính chuẩn mực và tính nghệ thuật cao. Từ đó, năng lực giao tiếp và tư duy tiếng Việt sẽ trở nên thành thạo, những kỹ năng sơ giản trong cảm nhận, bình giá các loại văn bản, thực sự khẳng định năng lực và giá trị của một “công dân toàn cầu” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Xuất phát từ thực tiễn của việc dạy và học văn còn nhiều lúng túng,
dạy cái gì và học cái gì? Dạy như thế nào và học như thế nào? thìviệc đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn. Hoạt động của người thầy trong dạy đọc hiểu đã khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, hợp tác ở học sinh, đồng thời khuyến khích khả năng tự học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống thực tế. Hoạt động dạy của người thầy chính là kích hoạt hoạt động học của trò - chủ thể của hoạt động học. Đề cao
hoạt động của người thầy chính là tôn vai trò tích cực chủ động của trò trong việc thu nhận tri thức mới, chính vì điều đó GS. Trần Đình Sử đã khẳng định: “Bài học tác phẩm văn học không phải là bài để giáo viên giảng và bình, mà để cho học sinh đọc”. Người thầy trong tiết dạy văn đã từng là người thưởng thức văn bản hộ học sinh rồi chuyển tải lại cái hay, cái đẹp một cách tỉ mỉ cho học sinh. Văn bản dường như mất đi vai trò tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến người đọc, người học trò trong giờ học văn rơi vào vị trí bị động. Giờ học văn trở thành giờ học mà ở đó người thầy giảng sao cho thật đúng, thật hay và học trò là người học cái hay, cái đẹp do thầy mang đến. Sai sót về quan niệm dạy văn trên tinh thần người học và người dạy đi ngược lại với nguyên tắc dạy học, người học bị tách rời khỏi văn bản, không trực tiếp đối thoại văn bản, khám phá đồng hành cùng văn bản. Nghĩa là, người đọc chưa thực sự trong vai đọc mà là vai người tán thưởng, người thụ hưởng vẻ đẹp, giá trị của văn bản qua tài năng, ấn tượng về cách giảng, lời giảng của thầy. Xây dựng mô hình hoạt động của người thầy trong tiết dạy đọc hiểu, đặt vai trò của người thầy đúng mức, đúng vị trí. Học sinh phải làm việc với văn bản tức là phải đọc, người thầy tích cực hóa hoạt động đọc của học sinh, đưa học sinh vào thế chủ động trước văn bản, tự mình tìm hiểu ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa, tư tưởng.v.v.. Giáo viên phải thực sự giữ đúng vai trò là trọng tài, là cố vấn, là người hướng dẫn trong quá trình giao tiếp, đối thoại giữa người đọc và văn bản. Từ đó nâng tầm ý nghĩa giáo dục cao hơn, sâu sắc hơn. Giáo viên với vai trò là người tổ chức một tiết học hoàn chỉnh, giúp học sinh phát hiện những chỗ mâu thuẫn, phi lý, khó hiểu trong văn bản, đi từ cái chưa hiểu đến cái hiểu, đi từ khó đến dễ thì mới thực sự kích thích trí tò mò, hứng thú khám phá của học sinh khiến cho tiết học thực sự lý thú, hấp dẫn. Nhà thơ Nga Mandenshtam có nói: “Pasternac là người hiểu, tôi là người hiểu, còn Gớt thì cái gì cũng hiểu”. Vậy hiểu được đánh giá ở nhiều cấp độ, không đơn thuần
một chiều mà đa chiều, không chỉ là chính xác mà còn ở chiều sâu, không thuần túy một hướng mà là đa diện. Khai thác được ý nghĩa của văn bản không chỉ là hiểu nghĩa mà hiểu nhiều tầng bậc, càng tìm càng lạ, kết quả tìm kiếm không bao giờ là có sẵn mà nó luôn mời gọi, kích thích sự ngạc nhiên. Người đọc đi hết từ sự vỡ lẽ này đến sự vỡ lẽ khác, đó là thành công của người thầy - người hướng dẫn đọc.
4. Xác lập được mối quan hệ giữa người dạy và người học, người hướng dẫn đọc và người đọc mang đến tầm tư tưởng nhân văn sâu sắc trong bối cảnh xã hội hiện nay. Bởi trong thời đại ngày nay, trong điều kiện hội nhập, người đọc luôn có điều kiện tiếp xúc với các nguồn văn bản mở rộng trong chiều kích giao lưu văn hóa quốc tế, điều này đòi hỏi khả năng, năng lực nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin từ các văn bản phong phú đa dạng. Trước hết, người đọc phải biết đọc, ở đây không phải đọc diễn cảm, đọc nhanh, lưu loát mà phải biết đọc - hiểu, đâu là thông tin xác thực, giá trị đích thực, tư tưởng tình cảm của tác giả. Học đọc rõ ràng đã trở thành một nhu cầu thúc bách và thực sự có ý nghĩa to lớn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước để theo kịp các nước tiên tiến, đúng như lời của Giáo sư Trần Đình Sử: “Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến xã hội của quốc gia đó thành một xã hội đọc, mà muốn hình thành xã hội đọc, thì ngay từ trên ghế nhà trường, phải đào tạo mỗi học sinh thành một người đọc đích thực”.
5. Như vậy, theo tinh thần đọc hiểu tích cực mà chúng ta đã định hướng, việc xây dựng mô hình hoạt động của người thầy trong dạy đọc hiểu văn bản mang tính thiết thực cao đối với sự phát triển của toàn xã hội. Xây dựng một mô hình khoa học về hoạt động đọc hiểu vừa có ý nghĩa kiến giải về mặt phương pháp dạy học sát với tình hình thực tiễn, vừa có ý nghĩa khám phá vai trò mới của người giáo viên trong tiết dạy Ngữ văn phù hợp với yêu
cầu của mục tiêu môn học và nhu cầu của xã hội hiện đại. Xác lập một mô hình mới không phải là điều đơn giản, cần có quá trình kiểm nghiệm dài lâu, cần sự thích ứng một cách đồng bộ của cả hệ thống giáo dục mà trong đó vai trò quan trọng nhất, kiến thiết cuộc cải cách toàn diện chính là người giáo viên Ngữ văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học (Lê Quang Long dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề dạy học giảng văn (Tài liệu tham khảo), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đức Ân (1997), Dạy học giảng văn ở nhà trường phổ thông trung học, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
4. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục - Cục các trường Sư phạm (1985), Về dạy học Văn và tiếng Việt trong cải cách giáo dục ở nhà trường cấp II phổ thông cơ sở.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm, Hà Nội.