Tổ chức thảo luận

Một phần của tài liệu Hoạt động của động từ trong thHoạt động của động từ trong thành ngữ tiếng việt luận văn thạc sỹ ngữ văn ành ngữ tiếng việt luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 48 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Tổ chức thảo luận

Văn bản luôn là những thách thức đối với học sinh trong hành trình đi tìm ý nghĩa nội dung và giá trị văn bản. Trong việc tìm kiếm kho báu ngữ nghĩa vô tận ấy, học sinh cần tiếp xúc “tương hỗ” tạo nên bầu không khí “cảm ứng” chia sẽ và đón nhận. Thật khó khăn cho tuổi trẻ khi phải nói lên ý kiến chủ quan của mình trước tập thể lớp. Nhưng nếu khéo léo ta ̣o ra “cuộc trò

chuyện” tỏ bày ý kiến trong một nhóm nhỏ sẽ tạo được tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh hơn là trong một không gian rộng lớn, làm cho các em lúng túng, không diễn đa ̣t nỗi những điều mình nghĩ.

Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận: Câu hỏi thảo luận phải chia ra nhiều cấp độ từ cụ thể đến khái quát, từ hẹp đến rộng và dễ đến khó. Các nhóm có thể bốc thăm chọn câu hỏi hoặc giáo viên chỉ định câu hỏi cho mỗi nhóm.

Tổ chức thảo luận:

- Học sinh được chia theo từng nhóm nhỏ khoảng từ 5 - 10 người. Các học sinh sẽ cùng ngồi lại, làm việc chung với nhau.

- Các học sinh sẽ cùng nghiên cứu, chuẩn bị nội dung trong vòng 5 phút bằng cách đọc hết văn bản, ghi nhận những nội dung, ý kiến sẽ đưa ra thảo luận.

- Sau khi đã sẵn sàng, học sinh nhanh chóng trình bày ý kiến và mỗi nhóm có thư ký ghi nhanh và tổng hợp ý của nhóm.

- Học sinh không chỉ trình bày ý kiến mà còn phải lắng nghe và tranh luận. Những ý kiến trái ngược nhau, sự phản bác, sẽ đưa học sinh đến nhu cầu hỏi-đáp, chất vấn.

Một phần của tài liệu Hoạt động của động từ trong thHoạt động của động từ trong thành ngữ tiếng việt luận văn thạc sỹ ngữ văn ành ngữ tiếng việt luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w