4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.6. Ph−ơng thức chăn nuôi bò ở các nông hộ
Ph−ơng thức chăn nuôi phản ánh mức phát triển và trình độ chăn nuôi. Trong tình hình n−ớc ta hiện nay nền kinh tế đang đà phát triển, diện tích bãi chăn thả dùng cho chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp nhân lực trong chăn nuôi bò ngày càng ít, nguồn thức ăn ngày càng cạn kiệt, khan hiếm. Vì vậy ph−ơng
thức chăn nuôi bò cũng đ−ợc thay đổi rất nhiều cho phù hợp với tình hình chung. Kết quả điều tra về ph−ơng thức chăn nuôi bò ở các nông hộ đ−ợc trình bày ở bảng 4.9 của huyện Quỳ Hợp và bảng 4.10 của huyện Thọ Xuân cho thấy:
Huyện Quỳ Hợp qua điều tra 160 gia đình ở các xã chăn nuôi bò có một tỷ lệ t−ơng đối cao chứng tỏ chăn nuôi bò đang là h−ớng phát triển kinh tế của bà con nơi đây. Do gặp phải rất nhiều khó khăn về đồng vốn, nguồn thức ăn, bãi chăn thả… nên quy mô chăn nuôi bò ở các nông hộ vẫn chủ yếu ở mức độ quy mô nhỏ. Bình quân có 52,5% đến 85% so với số hộ điều tra ở các xã chăn nuôi bò theo ph−ơng thức kết hợp. Bò chủ yếu đ−ợc nuôi nhốt hay cột buộc ở nhà và cho ăn bằng các loại thức ăn hàng ngày nh− ngọn lá mía, rơm khô… chỉ khi nào rỗi mới đem chăn thả.
Huyện Thọ Xuân qua điều tra 150 hộ gia đình thì có 141 hộ chăn nuôi bò trong đó có 94 hộ chăn nuôi theo ph−ơng thức kết hợp chiếm 66 - 67% tổng số hộ nuôi bò. Tại các xã có từ 76,67% đến 96,55% so với tổng số hộ điều tra ở các xã chăn nuôi bò theo ph−ơng thức kết hợp. Đặc biệt xã Xuân Châu có 46,67% so với tổng số hộ điều tra chuyển hẳn sang ph−ơng thức chăn nuôi cột buộc hay nuôi nhốt. Đây cũng là một h−ớng phát triển chăn nuôi mới khi mà nguồn lực chăn nuôi có và diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp lại. Vì vậy phát triển nuôi bò là h−ớng chủ yếu để tận dụng ngọn lá mía từ cây mía. Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy 2 huyện Quỳ Hợp và huyện Thọ Xuân là huyện điển hình về diện tích mía. Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò là h−ớng chủ yếu để tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây mía. Theo ý kiến của các nhà nông hộ thì chăn nuôi bò đơn giản không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phí thức ăn ít, dịch bệnh ít, mặc dù quay vòng vốn chậm nh−ng chắc do đó những năm gần đây số l−ợng đàn bò ngày càng tăng lên. Nhìn vào bảng ta thấy sau 5 năm đàn bò tăng lên rõ rệt, trung bình mức tăng lên của huyện Thọ Xuân hàng năm là 2,37%. Huyện Quỳ Hợp tăng trung bình hàng năm là 2,75%.