Chế biến dự trữ ngọn, lá mía

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá chất lượng của ngọn lá mía sau khi xử lý để chăn nuôi bò thịt (Trang 42 - 45)

2. Tổng quan tài liệu

2.6. Chế biến dự trữ ngọn, lá mía

* ủ chua:

ủ chua là cách bảo quản thức ăn ngọn lá mía không phụ thuộc vào thời tiết, chi phí thấp, nông dân dễ áp dụng mà còn dự trữ thức ăn đ−ợc lâu.

Thực chất của việc ủ chua thức ăn là xếp chặt thức ăn ngọn lá mía vào hố kín không có không khí. Nhờ tác dụng sinh hoá dần dần khối thức ăn đem ủ sản sinh và tích luỹ axit hữu cơ, chủ yếu là axit lactic. Chính những axit hữu

cơ này là “Thuốc bảo tồn thức ăn” giúp cho thức ăn ngọn lá mía dự trữ đ−ợc lâu trong một thời gian dài không bị hỏng.

Quá trình xảy ra trong ngọn lá mía ủ chua gồm:

1 - Hô hấp hiếu khí

Dấu hiệu đầu tiên của sự biến đổi thức ăn ngọn lá mía khi ủ chua là nhiệt độ tăng cao. Do tác dụng hô hấp bình th−ờng của tế bào thực vật và một phần nào đó do tác dụng hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và tác dụng lên men của thức ăn gây ra. Quá trình xảy ra t−ơng đối mạnh và kéo dài trong khoảng 5- 6 giờ đầu sau khi ủ.

Nếu không khí còn sót lại trong hầm hố ủ càng nhiều thì quá trình hô hấp hiếu khí càng mạnh và càng kéo dài, thức ăn ủ chua càng nóng lên và sự tổn thất của chất hữu cơ chủ yếu là gluxit tăng nhiều.

Vì vậy trong khi tiến hành ủ xanh, cần phải làm sao loại trừ đ−ợc không khí hố ủ càng nhiều càng tốt. Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp này là CO2 và H2O.

C6H12O6 + 6CO2 → 6CO2 + 6H2O + 674 Calo

2. Hô hấp yếm khí

Sau khi sử dụng hết ôxy trong hố ủ tế bào thực vật không chết ngay mà nhờ có quá trình hô hấp đặc biệt nên tế bào vẫn có thể tiếp tục sống thêm một thời gian nhất định nữa. Trong quá trình này, chất đ−ờng tích luỹ trong thức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra r−ợu và axit hữu cơ.

C6H12O6 → CO2 + C2H5OH + 25 Calo C2H5OH + O2 → C2H4O2 + H2O

Những sản phẩm này tích luỹ dần trong tế bào cuối cùng làm cho tế bào chết. L−ợng đ−ờng và l−ợng n−ớc trong thức ăn ủ chua càng nhiều, quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào càng lâu. Số l−ợng các axit hữu cơ sản sinh ra

trong quá trình này cũng vẫn ít nên không có tác dụng gì rõ rệt bảo tồn thức ăn ngọn lá mía.

3. Lên men vi sinh vật

Song song với quá trình biến đổi hô hấp của thực vật gây ra, còn có quá trình hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn có trong thức ăn ngọn lá mía đem ủ chua. Chủ yếu là loại vi khuẩn lactic, vi khuẩn axetic, vi khuẩn butyric và các vi khuẩn thối khác. Số l−ợng của những loại vi khuẩn này trong thức ăn ngọn lá mía rất lớn.

Trong giai đoạn này, thức ăn có thể chịu tác động của nhiều loại vi khuẩn, nh−ng chủ yếu là chịu tác động của vi khuẩn lactic, vi khuẩn butyric và các loại vi khuẩn thối khác.

+Tác dụng của vi khuẩn lactic:

- Loại trực khuẩn chịu nhiệt thermobacterium, liên trực khuẩn (streptobacterium) và liên cầu (streptococcus). Những loại này, trong quá trình ủ chua sản sinh ra nhiều axit nhớt. L−ợng axit mà sản sinh ra bao gồm các loại axit nh−: axit lactic, axit axetic, r−ợu, CO2…

- Loại trực khuẩn B (betabacterium) và cầu khuẩn (betacoccus) ngoài việc sản sinh ra axit lactic còn sản sinh ra nhiều sản phẩm khác và CO2 (CO2 có khí chiếm tới 17 - 30% tổng số các sản vật sinh ra)

C6H12O6 → 2C3H6O3 Hexoze (Axit lactic)

C5H10O5 → C3H6O3 + C2H4O2 Axit lactic Axit axêtic

n(C6H10O5) + nH2O → n(C6H12O6) + nC3H6O3 Xelluloza

- Tác dụng của vi khuẩn butyric: Chủ yếu là phân giải đ−ờng, axit lactic thành các khí thể và axit butyric.

C6H12O6 → 2CO2↑ + 2H2↑ + C4H8O2 2C3H6O2 → CO2↑ + H2↑ + C4H8O2

- Tác dụng của loài vi khuẩn thối khác: Chủ yếu là phân giải protit và axit amin để sản sinh ra các khí thể, một số axit béo và axit amin.

CH3CHNH2COOH → CH3CH2NH2 + CO2 CH3CHNH2COOH → CH3CH2COOH + NH3

Nh− vậy trong giai đoạn lên men có các loại axit lactic, axit butyric, axit axetic …đã sản sinh ra.

Muốn ủ chua đạt kết quả tốt, phải làm thế nào tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic hoạt động mạnh để tích luỹ đ−ợc nhiều axit lactic. Nếu để sản sinh ra nhiều axit axetic nhất là axit butyric và những sản phẩm của sự lên men thối, sẽ làm cho sản phẩm thức ăn ngọn lá mía ủ chua trở nên xấu, chất dinh d−ỡng của thức ăn bị tổn thất nhiều.

2.7. ảnh h−ởng của ngọn lá mía sau khi xử lý đến tạo thành NH3 trong dạ cỏ của bò

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá chất lượng của ngọn lá mía sau khi xử lý để chăn nuôi bò thịt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)