Cần phân định rõ nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội của Tổng Công ty Muối Việt Nam.
Đối với Tổng Công ty Muối Việt Nam trong quá trình hoạt động phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội. Nhìn nhận từ phơng diện khách quan, xét với doanh nghiệp nhà nớc thì hai nhiệm vụ này liên quan chặt chẽ gắn bó và bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhng giữa chúng có danh giới và phân dịnh rõ ràng. Tổng Công ty Muối muốn tồn tại phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, mục tiêu kinh doanh phải là lợi nhuận không ngừng nâng cao doanh thu giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trờng khắc nghiệt. Đặc thù của một doanh nghiệp nhà nớc kinh doanh mặt hàng thiết yếu thì cùng với nhiệm vụ đảm baỏ mục tiêu kinh doanh là phải gánh vác nhiệm vụ xã hội. Các hoạt động công ích, nhiệm vụ xã hội mà Tổng Công Ty Muối phải thực hiện đó là phổ cập muối Iốt toàn dân, chống bệnh b- ớu cổ, góp phần bình ổn giá cả, điều hoà cung cầu muối trong cả nớc. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống thu nhập của ngời sản xuất muối. Tổng Công ty còn đa ra những khung giá thích hợp với tầng lớp dân c nghèo miền núi. Đảm bảo an ninh ngành muối, bảo vệ lợi ích ngời sản xuất muối là nhiệm vụ rất quan trọng mà Nhà nớc giao phó choTổng Công ty muối. Nh vậy việc phân định hai nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội giúp cho Tổng Công ty có những kế hoạch kinh doanh phù hợp đồng thời xây dựng giải pháp hữu hiệu nhằm đạt đợc các chỉ tiêu kinh tế cao nhất.
2. Quan điểm 2
Phải có cơ chế quản lý thích hợp cho mỗi hoạt động.
Theo quan điểm này hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích phải có cơ chế quản lý riêng. Nh thế trong kinh doanh hai nhiệm vụ này có mục đích khác hẳn nhau, do đó từ cách nghiên cứu thị trờng giá cả,... chính sách Marketing phải đợc tổ chức và quản lý khác nhau. Đối với Tổng Công ty muối muốn một lúc tồn tại hai cơ chế quản lý riêng rẽ thì rất khó thực hiện. Bởi vì nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng muối có khác nhau nhng chúng lại bổ xung cho nhau. Chẳng hạn có đảm bảo đợc mục tiêu kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại
và tiếp tục mục tiêu xã hội. Việc đảm bảo mục tiêu xã hội giải quyết các nhu cầu vĩ mô nh công ăn việc làm sẽ tác động lại làm cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
3. Quan điểm 3:
Trong việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cần thấm nhuần quan điểm kinh kinh doanh Marketing.
Để thực hiện chức năng kinh doanh, Tổng Công ty Muối phải tuân thủ các quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trờng, thực hiện sự cạnh tranh bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác. Muốn tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trờng hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần thấm nhuần quan điểm kinh doanh theo t tởng Mareting. Quan điểm này đòi hỏi Tổng Công ty có cách nhìn hoàn toàn mới đối với hoạt động kinh doanh đó là các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng theo phơng châm sản xuất sản phẩm vì khách hàng ”Khách hàng là thợng đế”. Chính vì vậy Tổng Công ty muối phải nghiên cứu kỹ lỡng tình hình thị trờng xuất phát từ nhu cầu muối thực tế trong tiêu dùng và sản xuất. Trên cơ sở đó Tổng Công ty đa ra các chính sách thích hợp với từng thời điểm kinh doanh.
Qua quá trình phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Muối Việt Nam cho thấy rằng: Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là một vấn đề vừa mang tính lâu dài vừa mang tính cấp bách cần phải thực hiện một cách tốt nhất trong ngắn hạn cũng nh trong dài hạn. Kết hợp ba quan điểm trên cùng với những nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Muối tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Muối Việt Nam.