rãi của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong quá trình điều hành ngân sách.
Ngân sách xã là khâu chính, chủ đạo về hoạt động tài chính của chính quyền cấp xã. Để cho tài chính cơ sở hoạt động mạnh, có hiệu quả, trớc hết cần tổ chức quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm.
Biện pháp thứ nhất là chính quyền xã thể hiện nâng cao trách nhiệm của mình trong việc chủ động điều hành ngân sách. trên cơ sở nguồn thu đợc phân cấp, xã chủ động đôn đốc thu nộp kịp thời và u tiên bố trí cho các khoản chi theo chế độ và các công việc có tính khẩn trơng. những khoản chi phụ thuộc nguồn cấp trên,
xã cần phối hợp, thoả thuận với ngân sách cấp trên bổ sung nguồn kịp thời theo tiến độ công việc.
Biện pháp thứ hai, yêu cầu UBNN xã phải nâng cao chất lợng lập dự toán, chấp hành thu chi theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn.
Biện pháp thứ ba là quan tâm tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển thay thế nền kinh tế độc canh sang cơ cấu đa dạng, hớng dẫn các tổ chức, các hộ khai thác tối đa các năng lực sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nguồn tài chính phong phú thêm, tăng thu ngân sách.
Ngân sách xã gắn liền với cộng đồng dân c, nguồn thu huy động đóng góp có vị trí quan trọng. Với hình thức tự nguyện, chính quyền cấp xã cần có các hình thức vận động tích cực thông qua các tổ chức đoàn thể, các thôn bản, thực hiện dân bàn, quyết định trực tiếp hoặc thông qua HĐND xã quyết định hoặc báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết định để giải quyết các lợi ích, nguyện vọng trực tiếp của cộng đồng, của dân.