Kiện toàn lại tổ chức hệ thống kinh tế, tài chính hoạt động trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trong thời gian tới. (Trang 41 - 44)

bàn xã.

Phân loại, lập danh mục các hoạt động kinh tế - xã hội làm căn cứ cho việc quản lý điều hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở. Một đặc điểm quan trọng là tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của chính quyền cơ sở là không hoàn thiện, không tổ chức thành các đơn vị, các khâu riêng biệt nh ở trung ơng và tỉnh mà tổ chức kiêm nhiệm, đan xen, phối hợp giữa các ban ngành, đơn vị, nhiều công việc phải kết hợp với các khâu, các hoạt động, sử dụng từ nhiều nguồn tài chính, ngân sách chỉ hỗ trợ một phần. Để tổ chức quản lý tài chính cơ sở chặt chẽ, hiệu quả cần phải phân loại các hoạt động kinh tế xã hội của chính quyền cấp xã. Mục đích của việc phân loại và lập danh mục này nhằm xác định rõ phạm vi, chức năng tài chính của từng khâu, từng lĩnh vực của tài chính cấp xã để tổ chức quản lý tài chính theo chức năng nhiệm vụ. Các hoạt động kinh tế xã hội của chính quyền cấp xã gồm mấy loại:

Hoạt động kinh tế : Ngoài các hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nớc cấp trên, chính quyền cấp xã cũng thực hiện các hoạt động kinh tế từ đất đai, tài sản, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điểm kinh doanh dịch vụ. Chính quyền cấp xã có các hoạt động tài chính kinh tế thơng mại dịch vụ, tài chính nhà đất, tài chính cơ sở hạ tầng cần đợc tổ chức quản lý.

Hoạt động sự nghiệp văn xã: Chính quyền cấp xã đợc giao trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ văn hoá, giáo dục nh tổ chức đăng kí, huy động trẻ em đi học, tổ chức xây dựng quản lý nhà trẻ, quản lý trờng học, tổ chức hoạt động văn hoá thông tin, nghệ thuật, thể dục thể thao…

Hoạt động quản lý Nhà nớc về kinh tế, quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, chính sách dân tộc và tôn giáo, thi hành pháp luật, trong quá trình thực hiện, chính quyền cấp xã phát sinh nhiều khoản thu, chi tài chính dới hình thức thu chi ngân sách và các quỹ. Chính quyền cấp xã có nhiệm vụ tổ chức quản lý ngân sách, quản lý các nguồn quỹ đóng góp của dân theo đúng quy định pháp luật.

Biện pháp thứ hai: Định hình và phát triển các hoạt động tài chính của chính quyền cấp xã nh tình hình và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh tế xã hội ở cấp xã đã đợc trình bày trên, không có đơn vị, tổ chức, các khu riêng biệt nh ở trung ơng và tỉnh, mà các hoạt động còn đan xen, phối hợp. Một trong những

yêu cầu của công tác quản lý tài chính là phải phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức đơn vị để thực hiện. Đối với cấp cơ sở có những điều kiện, đặc điểm riêng, hoạt động tài chính quy mô nhỏ, phân tán phạm vi hẹp, nếu đáp ứng yêu cầu trên thì ở xã sẽ sinh ra bộ máy quản lý quá cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Đòi hỏi phải có một mô hình tổ chức quản lý tài chính riêng thích hợp đối với chính quyền cấp xã.

T liệu sản xuất chỉ sinh ra hàng hoá, ra tiền khi nó đợc tổ chức sản xuất, nhng đối với xã cho đến nay cha có cơ chế quản lý. Trong khi chờ có cơ chế, cần thiết cho xã vận dụng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật đã quy định ( tự sản xuất, cho thuê t liệu, hợp tác, đóng cổ phần, )… và hớng dẫn chính quyền cơ sở lựa chọn những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đơn giản, hiệu quả để khai thác tối đa năng lực sản xuất của mình nhằm tạo ra lợng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhiều nhất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cá nhân, cộng đồng, tăng thu ngân sách.

Quỹ đất công ích 5% diện tích canh tác theo luật đất đai quy định, chính quyền có thể trích thành quỹ đất theo từng khoảnh để tổ chức sản xuất hoặc phát canh thu khoán địa tô. Trờng hợp quỹ đất đã giao lại toàn bộ cho nông dân sử dụng thì nên cho xã vận dụng huy động thu 5%/sản lợng ( trừ chi phí cho trờng hợp sản xuất, các đầm, đất công khác thực hiện kiểm kê, đầu t cải tạo trực tiếp sản xuất ).

Tổ chức quản lý, sử dụng các loại tài nguyên rải rác nh đất, cát, đá, sỏi, lâm sản rải rác, của Nhà n… ớc trên địa bàn giao cho xã khai thác sử dụng hoặc cha có cơ quan, đơn vị, tổ chức của cấp trên quản lý. Xã tự tổ chức khai thác tài nguyên hoặc đấu thầu khai thác dới hình thúc hợp đồng. Không nên duy trì thu phí, lệ phí khai thác tài nguyên rải rác, thực hiện bán hoặc khoán mức nộp theo khối lợng. Việc thu dới hình thức thu phí, lệ phí, giá bán và nộp ngân sách theo quy định của Nhà nớc hoặc tỉnh quy định. Tài nguyên luôn gán với việc quản lý đất đai, nên giao cho cán bộ quản lý địa chính tổ chức quản lý và hạch toán kế toán các khoản thu chi với ban tài chính xã.

Nói đến thị trờng ở nông thôn, trên địa bàn xã đó là chợ. Các hoạt động chợ, các điểm kinh doanh dịch vụ, các trung tâm xã do chính quyền các xã trực tiếp

đầu t xây dựng để nhân dân mua bán trao đổi. Đất, nhà ở gần nh một nhu cầu tất yếu và phát sinh ở hầu hết các đơn vị cấp xã. Đất, nhà ở ở thành phố đã có cơ quan cấp trên quản lý, nhng đối với xã, thị trấn khối lợng đất, nhà ở rất lớn nhng cha có bộ máy quản lý nên các khoản thu từ đất, nhà ở ở nông thôn, thị trấn rất nhỏ so với quỹ đất, nhà ở công và khi có chủ trơng thu thuế đất, nhà ở nông thôn có bộ máy triển khai thực hiện.

Ngoài ra xã còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh dợc liệu, nhiều loại tài sản, vờn cây, cần đợc tổ chức quản lý, mở sổ sách phản ánh, hàng tháng báo cáo tình hình thu chi và quyết toán hoạt động tài chính với ban tài chính xã.

Các hoạt động trong lĩnh vực văn xã của chính quyền cơ sở bao quát nhiều lĩnh vực, trớc mắt có các tổ chức nh trạm y tế, trờng mầm non, nhà văn hoá, sân vận động, các danh lam thắng cảnh, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng.

Đối với trạm y tế xã và trờng mầm non có tổ chức tơng đối hoàn chỉnh, từ bộ máy làm việc đến trụ sở và phơng tiện làm việc. Tuy là cơ quan phụ thuộc UBND, xã không có t cách pháp nhân đầy đủ nhng quan hệ rộng với quản lý chuyên môn của cấp trên, sử dụng nhiều nguồn kinh phí, đòi hỏi phải có chế độ và tổ chức quản lý tài chính chặt chẽ. Trạm phải có cán bộ chuyên trách quản lý tài chính, mở sổ sách phản ánh tình hình hoạt động tài chính, thờng xuyên báo cáo tình hình tài chính hàng tháng và quyết toán thu chi với Ban tài chính xã.

Đối với nhà văn hoá, sân vận động, bể bơi, các công trình danh lam thắng cảnh, các điểm văn hoá đều có các hoạt động thu chi tài chính thờng xuyên hoặc không thờng xuyên cũng cần có ngời quản lý, nên giao cho uỷ viên uỷ ban phụ trách về công tác văn hoá quản lý, có sổ sách phản ánh từng hoạt động và phải báo cáo, quyết toán hoạt động thu chi với Ban tài chính xã.

3.2.2.Các giải pháp tăng cờng công tác quản lý thu, chi ngân sách, củng cố các hoạt động tài chính của cơ sở .

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trong thời gian tới. (Trang 41 - 44)