Phương hướng khai thác hiệu quả lao động.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 54 - 57)

II. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC YẾU TỐ.

3.Phương hướng khai thác hiệu quả lao động.

Thứ nhất quan tâm nhiều đến chất lượng lao động. Phát triển chất lượng lao động nông thôn chính là tiền đề để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động nông thôn. Để có nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho lực lượng lao động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động tương lai. Không thể tự nhiên có được nguồn lực này.

Quá trình đào tạo lao động cho nông thôn chính là một quá trình đầu tư dài hạn. Thiếu đầu tư, hoặc đầu tư không đầy đủ, đầu tư không đúng vào đào tạo nguồn lực

lao động sẽ không thể có được nguồn lực lao động tốt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Thứ hai, phải làm cho người dân nông thôn hiểu được yêu cầu thay đổi chất lượng nguồn lao động hiện tại. Nhà nước cần thông tin đầy đủ tới người lao động nông thôn về những đòi hỏi, yêu cầu hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào hệ thống kinh tế thế giới nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Để hội nhập thành công thì lao động làm nông nghiệp, cũng như lao động làm các việc khác ở nông thôn phải có đủ sức khỏe, có học vấn và kỹ năng làm việc tốt để không ngừng tạo ra các sản phẩm ngày càng có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Cần tạo ra được một phong trào sâu rộng thu hút sự tham gia của cơ quan nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp, các nhà quản lý nhà nước địa phương và các hộ nông dân về học tập, tìm hiểu, trao đổi kiến thức mới trong sản xuất kinh tế hộ và các hoạt động tạo thu nhập khác, đó là công việc bức xúc cần tiến hành ngay. Chỉ khi đó mới có được sự thay đổi mạnh mẽ về chất của nguồn lực lao động ở nông thôn.

Đầu tư vào hoạt động truyền thông về hội nhập kinh tế cho người lao động nông thôn là khoản đầu tư dài hạn và phải được làm thường xuyên hàng năm theo yêu cầu của phát triển sản xuất.

Thứ ba, nâng cao năng lực cộng đồng trong phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Từng địa phương cấp huyện và xã phải tiến hành phân loại lao động hiện tại theo ngành nghề ở từng thôn, bản, làng. Đánh giá và dự kiến những lao động sẽ tiếp tục làm nông nghiệp lâu dài và những lao động không thể làm nông nghiệp lâu dài, phải chuyển sang các lĩnh vực khác phù hợp hơn. Trên cơ sở đó vừa định hướng cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm tới, đồng thời xác định nhu cầu về đào tạo, nâng cao trình độ, khả năng mới cho lao động theo ngành nghề trong tương lai. Đây là công việc đòi hỏi các địa phương phải hợp sức, hợp lực để cùng nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Làm cho các cộng đồng dân cư nông thôn hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc làm này là một yêu cầu đối với công tác chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cấp trên.

Thứ tư, đào tạo nghề và nâng cao kiến thức sản xuất và kinh doanh theo thị trường cho người lao động nông thôn bằng nhiều kênh. Khẩn trương triển khai các biện pháp làm thử và tiến tới mở rộng các hình thức đào tạo nghề mới cho những lao động hiện đang làm nông nghiệp, nhưng lâu dài sẽ chuyển sang các lĩnh vực khác ngay tại các vùng nông thôn trong khuôn khổ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Chính phủ triển khai hàng năm bằng nguồn vốn ngân sách, như: Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ, chương trình xóa đói giảm nghèo...

Nghiên cứu cải tiến các chương trình giảng dạy học sinh phổ thông, bổ sung một số nội dung về đào tạo, hướng nghiệp cho lao động nông thôn theo lữa tuổi và theo lớp học, cấp học hiện tại.

Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội hóa đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống và làm nghề mới thông qua các nghệ nhân và những người có kinh nghiệm lâu năm trong các nghề truyền thống ở nông thôn.

Thứ năm, tiếp tục chính sách khuyến khích ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó trong nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.

Trong công tác tuyên truyền và hướng nghiệp đối với lao động nông thôn cần xác định rõ quan điểm không khuyến khích mọi nông dân hiện nay phải làm nông nghiệp lâu dài, mà phải tuyên truyền, vận động những lao động có khả năng chuyển sang nghề khác, cố gắng phát huy khả năng tự tạo nghề, tự tạo việc làm mới ngay tại nông thôn.

Khuyến khích các doanh nghiệp ở thành thị mở rộng đầu tư, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn, tạo cơ sở phân công lại lao động nông thôn. Coi đây là một hướng chính trong chỉ đạo phát triển kinh tế của chính quyền địa phương.

Thứ sáu, xác định rõ trách nhiệm của các cán bộ quản lý nhà nước địa phương cấp huyện, xã trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm mới ở nông thôn.

Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ về tới cấp xã, mà không chỉ đến tỉnh và huyện như hiện nay, đồng phải tăng cường, củng cố mạnh mẽ về trình độ, trách nhiệm của cán bộ cấp cơ sở về quản lý Nhà nước tại địa phương thông qua đào tạo,

cấp chứng chỉ đối với cán bộ đương chức và bổ sung cán bộ trẻ đã qua đào tạo về làm việc tại xã.

Xây dựng tiêu chí về đóng góp phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm tại địa phương để đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Đảng và chính quyền cơ sở.

Thứ bảy, tuyên truyền và chuyển giao các kiến thức phổ thông về dinh dưỡng đối với cộng đồng nông thôn.

Thực hiện lồng ghép kiến thức dinh dưỡng vào nội dung các chương trình hỗ trợ tạo việc làm và chương trình xóa đói giảm nghèo.

Tuyên truyền các mô hình tốt trong việc sử dụng các sản phẩm nông sản tại chỗ để tăng năng lượng và dinh dưỡng cho dân cư nông thôn.

Thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao nông thôn nhằm phát triển văn hóa cộng động và nâng cao thể lực cho dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 54 - 57)