Những hạn chế thường gặp.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 36 - 38)

II. VỐN TÍN DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ.

5. Những hạn chế thường gặp.

Những trở ngại trong vay vốn tín dụng đối với các hộ là ở thời gian phê duyệt, khoảng cách đến chỗ vay và chi phí xin vay có vẻ như hạn chế - ít nhất là ở mức trung bình. Những khoản vay khu vực phi chính thức phần lớn là để tiêu dùng, còn vay vốn để sản xuất chủ yếu do khu vực chính thức cung cấp. Tuy nhiên khoảng ¼ số khoản vay là để đầu tư vẫn là vay từ bạn bè và người thân.

Hiện nay phí giao dịch quá cao. Chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân cư. Điều này do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Các tổ chức tín dụng ở nông thôn lấy 64% đến 75% thu nhập để bù đắp cho chi phí hoạt động. Tổng số 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn

cả năm 2003 chỉ lãi có 17 tỷ đồng. Chi phí giao dịch cao đã hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng và nguồn vốn mở rộng cho vay. Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của nông dân. Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với khả năng thua lỗ.

Mạng lưới tài chính còn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Hơn nữa, lượng vốn cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình.

Thông tin về tín dụng chưa hẵn đã đến với các hộ. Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay vốn ưu đãi.

Các quỹ tín dụng nhân dân cũng đang cần củng cố bởi tính liên kết hệ thống chưa chặt chẽ, chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ như kiểm toán nội bộ và liên minh quỹ tín dụng nhân dân. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước hiện chưa thể kết thúc giai đoạn thí điểm xây dựng loại hình tín dụng này.

Nghiệp vụ tín dụng ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải được thẩm định kỹ lưỡng và tính toán rủi ro, thì do trình độ cán bộ quá yếu nên để thất thoát tài sản. Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vay vốn.

Những hộ vay vốn ngân hàng không phải hộ nào cũng có kinh nghiệm, có hướng làm ăn đúng. Vốn tín dụng nếu không được sử dụng một cách đúng đắn thì có thể dẫn đến làm ăn thua lỗ.

Trước khi vay vốn ngân hàng, nhiều hộ trình bày kế hoạch sản xuất kinh doanh theo một đối tượng nào đó nhưng đồng vốn tín dụng ngân hàng lại được sử dụng vào nhiều đối tượng khác nhau: trồng trọt một chút, chăn nuôi một chút, thậm chí

cho tiêu dùng khiến hiệu quả sử dụng vốn của hộ không cao, thu nhập đem lại không đáng kể.

Trong quá trình xét duyệt cho vay, các ngân hàng thường chú trọng vào tài sản thế chấp mà không quan tâm nhiều và xem nhẹ phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của hộ.

Những hạn chế trên ảnh hướng tiêu cực đến sự tiếp cận tín dụng ở nông thôn và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng của các hộ.

III. LAO ĐỘNG.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w