Tham gia nhiều hoạt động để đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 42 - 44)

II. VỐN TÍN DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ.

1.2.Tham gia nhiều hoạt động để đa dạng hóa nguồn thu nhập.

1. Tham gia thị trường lao động và các hoạt động tạo thu nhập.

1.2.Tham gia nhiều hoạt động để đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Ở nông thôn để có thu nhập các hộ có thể tham gia vào nhiều hoạt động, một lao động có thể tham gia nhiều hoạt động như: trồng cây, chăn nuôi, làm dịch vụ, buôn bán... Khi một hộ tham gia vào nhiều hoạt động để tạo thu nhập sẽ tạo ra sự đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Có nhiều định nghĩa liên quan đến đa dạng hoá nguồn thu nhập. Các mô hình đa dạng hoá thay đổi theo định nghĩa. Trong nghiên cứu này, sự đa dạng hoá thu nhập được mô tả ngắn gọn là tính đa dạng của các nguồn thu nhập. Nó đề cập sự gia tăng số lượng nguồn thu nhập hoặc sự cân bằng giữa các nguồn thu nhập khác nhau. Hộ có 2 nguồn thu nhập thường đa dạng hơn hộ chỉ có một nguồn thu nhập. Hơn nữa, hộ có 2 nguồn thu nhập mà mỗi nguồn đóng góp 50% tổng thu nhập thường đa dạng hơn hộ cũng có 2 nguồn thu nhập, nhưng một nguồn đóng góp 95% và một nguồn chỉ đóng góp có 5%.(Joshi và cộng sự, 2002; Ersado,2003).

Kinh nghiệm nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số trường hợp, tính đa dạng của thu nhập là một chiến lược quản lý rủi ro của các hộ nghèo nhằm đối phó với thời tiết thay đổi bất thường và tiềm năng thấp của sản xuất nông nghiệp. Trong các trường hợp khác đa dạng thu nhập còn gắn liền với những hộ nông dân có thu nhập cao hơn, những người biết thay đổi cơ cấu cây trồng với những loại cây có giá trị cao và các hoạt động phi nông nghiệp. Sự đa dạng hóa trong các hoạt động phi nông nghiệp gắn liền với sự gia tăng yêu cầu đối với các sản phẩm phi lương thực khi thu nhập của các hộ tăng lên. Phần đóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp vào tổng thu nhập của hộ thường nhiều hơn trong các hộ có trình độ học vấn cao hơn, ở khu vực có điện, thị trường tốt, và có thu nhập tương đối cao. Trong một số trường hợp, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cũng quan trọng đối với hộ nghèo ở

nông thôn. Đặc biệt khi địa phương đó có nhiều hộ không có đất trồng trọt, và họ phải dựa vào nguồn thu nhập từ việc đi làm thuê những công việc đơn giản, phổ thông để kiếm tiền.

- Xét đa dạng hóa hoạt động xét về cá nhân.

Bảng 2.9: Đa dạng hoạt động xét về cá nhân(%) Nhóm tiêu dùng lương thực, thực phẩm Một loại hoạt động

Hai loại hoạt động Ba loại hoạt động Bốn loại hoạt động Nghèo nhất 51,8 42 6,2 0,0 Nghèo nhì 53,7 43,1 3,0 0,2 Trung bình 50,8 44,8 4,4 0,1 Giàu nhì 56,7 40,1 3,0 0,1 Giàu nhất 66,4 30,6 2,7 0,3

Nguồn: Kết quả điều tra VARHS06.

Bảng trên cho thấy các hoạt động của người giàu hơn ít đa dạng hơn. Chỉ có 2,7% số người trong nhóm giàu nhất tham gia 3 loại hoạt động và 0,3% có 4 loại hoạt động. Trong khi đó 6,2% trong nhóm nghèo nhất tham gia 3 hoạt động và 0% có 4 hoạt động. Có thể giải thích sự khác biệt này là nhóm hộ giàu tập trung vào một hoạt động mà họ thành thạo chuyên môn hơn.

- Xét đa dạng hoạt động trên bình diện hộ gia đình.

Bảng 2.10: Đa dạng hoạt động trên bình diện hộ gia đình(%) Nhóm tiêu dùng lương thực, thực phẩm Một loại hoạt động

Hai loại hoạt động Ba loại hoạt động Bốn loại hoạt động Nghèo nhất 27,7 49,8 21,7 0,8 Nghèo nhì 18,3 61,7 19,1 1,0 Trung bình 23,8 55,5 19,3 1,4 Giàu nhì 27,7 50,9 20,1 1,3 Giàu nhất 29,9 52,7 16,8 0,6

Theo bảng trên ta thấy nhóm hộ giàu có tỷ lệ tham gia 1 hoặc 2 hoạt động cao hơn nhóm hộ nghèo và trung bình. Nhóm hộ giàu hơn lại có tỷ lệ tham gia 3-4 loại hoạt động thấp hơn so với nhóm hộ nghèo hơn.

2. Các vấn đề khác.

Ở việt Nam hiện tượng dưa thừa lao động là phổ biến. Nguyên nhân là do dân số quá đông và vẫn đang tăng, trong khi quỹ đất đai có hạn, cầu về lao động ở nông thôn thấp. Khi lao động dư thừa như vậy sẽ khiến nảy sinh việc cạnh tranh nhau giữa các hộ trong kiếm tìm các việc làm để tạo thu nhập.

Chất lượng lao động thấp. Hầu hết chất lượng lao động trong các hộ còn thấp cho nên khi tham ra vào các công việc phi nông nghiệp, các công việc cần trình độ thường đem lại hiệu quả, năng suất thấp. Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Có đến trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống đang làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là rất khó. Thêm vào đó là lề lối làm ăn trong nghề nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của hộ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động. Bên cạnh đó,các kênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, người lao động tìm việc chủ yếu thông qua người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dường như mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của số đông người lao động.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 42 - 44)