Thế chấp và rủi ro.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 35 - 36)

II. VỐN TÍN DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ.

4. Thế chấp và rủi ro.

Các tài sản sẵn có để thế chấp ở vùng nông thôn chủ yếu là nhà, đất và các tài sản sản xuất khác, đặc biệt là vật nuôi. Ở Việt Nam, nông dân không thực sự là người sở hữu đất, nhưng họ có thể thế chấp quyền sử dụng đất của mình. Giá trị thế chấp của Sổ đỏ vào khoảng 50-70% giá trị đất. Trong khi đó, giá trị nhà ở lại được trực tiếp xác định bởi nhân viên ngân hàng.

Một loại thế chấp quyền sử dụng đất khác là tín chấp có thể được các hộ nông dân – những người được giao đất và có Sổ đỏ sử dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng xem quyền sử dụng đất như là sự làm tin, có chỗ dựa vào phía chính quyền địa phương và đoàn thể địa phương cho các khoản vay ở nông thôn. Giá trị quyền sử dụng đất giống nhau theo Sổ đỏ, mà không phụ thuộc vào diện tích đất, giá trị đất trong Sổ đỏ hay các tài sản sản xuất(cây trồng) trên đất. Sử dụng quyền sử dụng đất để tín chấp với ngân hàng, hộ nông dân có thể được vay một số tiền cố định. Theo quy định hiện nay, mức vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam không vượt quá 10 triệu đồng đối với hộ nông dân và 20 triệu đồng đối

với trang trại. Ưu điểm của việc dùng tín chấp này là hộ nông dân có thể tiếp cận đến tín dụng dễ dàng hơn và những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ hơn cần ít vốn hơn cũng được hỗ trợ. Các khoản vay lớn hơn cần phải có thế chấp.

Rủi ro phá sản là một yếu tố quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Người cho vay cần phải chắc chắn được rằng người vay phải thực sự có quyền bán hay chuyển nhượng đất hay quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những khó khăn liên quan đến việc dùng quyền sử dụng đất để thế chấp đã được bàn đến nhiều. Mặc dù quyền sử dụng đất được chấp nhận dùng để thế chấp, nhưng thủ tục vẫn còn cồng kềnh, vì thực tế nếu phải tịch thu tài sản để thế nợ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cố gắng thu hồi nợ với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân và chính quyền địa phương.

Việc sử dụng quyền sử dụng đất như một tài sản thế chấp thường vay được các khoản vay nhỏ và ngắn hạn. Điều này hạn chế sự phát triển kinh tế hộ nông thôn. Hơn nữa, không có sự phân biệt giữa các hộ sử dụng vốn hiệu quả và những hộ sử dụng vốn không hiệu quả. Các ngân hàng không thể tạo ra sự khích lệ hay khuyến khích nào đối với khách hàng làm ăn tốt vì nếu các khách hàng có vật thế chấp như nhau, họ đều có quyền được vay một lượng vốn như nhau và thông thường lượng tiền vay là nhỏ.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w