Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tỉnh Lào Cai (Trang 73 - 75)

III. Phân tích thực trạng các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh :

4. Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường:

Để phát triển đồng đều và phát triển vững mạnh thì doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng 1kế hoạch phát triển cụ thể, càng chi tiết cụ thể càng tốt đó là tiền đề cho sự phát triển, làm bất cứ việc gì cũng phảI có kế hoạch cụ thể từ đầu xây dựng cho đến kinh doanh cái gì , kinh doanh mặt hàng gì cũng phảI có kế hoạch cụ thể. Công ty phát triển như thế nào, qua từng giai đoạn thì phải làm gì đó chính là các kế hoạch mà công ty cần phải xây dựng, xâm nhập thị trường và tung các sản phẩm hàng hoá ra thị trường doanh nghiệp cũng phảI xây dựng đề án, kế hoạch.Trong mỗi doanh nghiệp điều mà các nhà quản lý quan tâm nhất đó là sự phát triển ổn định, bền vững, tăng trưởng. Muốn đạt được như vậy thì phải có kế hoạch, có chiến lược và chiến lược đó cụ thể là để phát triển thị trường hay người ta còn gọi đó là công tác marketing.

- Nếu sản phẩm hàng hoá sản xuất ra mà không thu hút được chú ý của khách hàng do chất lượng, mẫu mã, giá cả và một số yếu tố khác không đảm bảo, thì cho dù chúng ta có quảng cáo, tiếp thị, khuyếch trương như thế nào đi nữa sản phẩm hàng hoá đó cũng sẽ không có thị trường.Do vậy để sản xuất ra một sản phẩm hàng hoá nào đó trước hết ta phải nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Sau đó bắt tay vào nghiên cứu, chế bản

và tới sản xuất. Khi đã đưa vào sản xuất thì ta phải có bước tiếp theo ngay sau đó là chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu tính năng, tác dụng, công dụng…đến với khách hàng nhằm để khách hàng có thông tin về sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất đang sắp sửa tung ra thị trường. Có như vậy thì hàng hoá của doanh nghiệp tung ra việc tiêu thụ sẽ dễ dàng thuận lợi hơn.

- Để làm tốt nhiệm vụ marketing đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên nghiệp, kiến thức và nhanh nhẹn với thị trường phải hiểu và nắm bắt được các nhu cầu thị hiếu của khách hàng biết được có những đối thủ cạnh tranh nào đang nhằm vào thị trường của mình và họ sẽ sản xuất cái gì, sản phẩm gì. Do vậy phải chú trọng công tác thị trường, chăm sóc thị trường và bảo vệ thị trường mà các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đang tiêu thụ, tiếp nhận các thông tin của khách hàng phản hồi về sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đang tiêu thụ trên thị trường.

- Marketing luôn phản ánh một số yếu tố sau:

+ Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất nhằm vào những đối tượng nào, tầng lớp dân cư nào, họ có khả năng chi trả để sở hữu những loại hàng hoá đó hay không.

- Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra có đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng không. Ví dụ như: mẫu mã, chất lượng, giá cả..v..v đã phù hợp với thị trường chưa và có được khách hàng chấp nhận hay không.

+ Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải làm như thế nào thì tốt, doanh nghiệp phải chú trọng vào khâu nào, bán buôn cho các doanh nghiệp khác hay là phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

+ Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra có cần phải dùng đến các chính sách, chiến lược như: khuyến mãi. hậu mãi..v..v..đó chính là những công tác quan trọng mà những người làm marketing phải quan tâm và chú trọng.

Để thấy tầm quan trọng của marketing như vậy cho nên trong các doanh nghiệp phòng, bộ phận làm marketing luôn được quan tâm và chỉ đạo sát xoa của lãnh đạo doanh nghiệp, đó là sự sống còn cho một sản phẩm hàng hoá sắp ra đời và là bộ phận giữ vững thị trường, thị phần của doanh nghiệp nhằm từng bước phát triển lớn mạnh hơn nữa về thị trường cũng như sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tỉnh Lào Cai (Trang 73 - 75)