TỈNH LÀO CA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tỉnh Lào Cai (Trang 68 - 73)

III. Phân tích thực trạng các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh :

1. Thực trạng các nhân tố quản lý theo quá trìn h: Nhân tố kế hoạch :

TỈNH LÀO CA

I.Giải pháp 1.Định hướng

Với một cơ hội lớn như hiện nay, Lào Cai có thị trường tiềm năng to lớn mà nhiều địa phương không thể có được đó là cửa khẩu quốc tế Lào Cai và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Cộng với 2 khu du lịch nổi tiếng hàng năm thu hút không ít khách đến thăm quan du lịch, nghỉ mát. Các khu công nghiệp các nhà máy tuyển quặng và các mỏ quặng của Tỉnh. Do vậy công ty Cổ phần thương mại Lào Cai phải xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể, nhằm khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương nhất là khâu xuất nhập khẩu hàng hoá.

+ Định hướng kế hoạch phát triển lâu dài. Xây dựng thương hiệu và hình ảnh của Công ty trong con mắt của khách hàng và bán hàng.

+ Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững, lâu dài. Có định hướng chiến lược và lựa chọn mục tiêu để đầu tư.

+ Chủ động về nguồn vốn kinh doanh, ưu tiên cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá

+ Đào tạo và tuyển dụng lao động, ưu tiên những người đã được đào tạo cơ bản qua trường lớp, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động 1 cách hợp lý, chủ động trong công tác tổ chức.

+ Lựa chọn những phương án kinh doanh tối ưu nhất, phù hợp với tình hình và mô hình của doanh nghiệp

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quý, năm, để các đơn vị, cửa hàng phấn đấu.

+ Xây dựng quy chế khen thưởng, thi đua. Động viên khen thưởng kịp thời người lao động có công đóng góp cho doanh nghiệp và cũng có quy chế xử phạt nghiêm minh những tập thể, cá nhân làm thiệt hại đến vật chất, uy tín của doanh nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị, cửa hàng.

2.Mục tiêu

Với tình hình tiến triển của thị trường ngày càng có nhiều thuận lợi, mạng lưới kinh doanh của Công ty được củng cố và xây dựng, đội ngũ quản lý là những người có kinh nghiệm và đã được đào tạo qua trường lớp, công ty xây dựng các chiến lược, sách lược cụ thể. Thị trường Lào Cai ngày càng sôi động, phát triển do những cơ chế chính sách của Nhà nước đã được đổi mới, có nhiều chính sách mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo đà và phát triển trên thương trường trong nước cũng như ngoài nước. Công ty Cổ phần thương mại tỉnh Lào Cai đã đặt ra 1 số mục tiêu để phấn đấu.

- Đến hết năm 2010 Doanh số bán hàng của toàn Công ty sẽ đạt trên 500 tỷ đồng/năm.

+ Trong đó bán lẻ: từ 95 – 120 tỷ đồng/năm bán buôn: từ 350 – 400 tỷ đồng/năm

- Lợi nhuận sau khi để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước đạt từ 9 - 12 tỷ đồng

- Chia cổ tức hàng năm đạt từ 12 – 15%

- Lương bình quân toàn công ty từ 2,5 triệu đến 2,8 triệu/người/tháng. - Xây dựng một hệ thống bán lẻ hiện đại và tiên tiến tại Thanh phố Lào cai.

- Đào tạo và tuyển dụng được 1 đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

- Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Mở rộng thị phần bán hàng, kinh doanh đa nghành nghề, đa lĩnh vực.

II.Biện pháp

Để đạt được kế hoạch và các mục tiêu đã đề ra. Ngày từ bây giờ Công ty cần phải có những biện pháp sau:

1.Về quản lý tài chính

Tập trung toàn bộ nguồn lực về công ty, nếu vốn kinh doanh thiếu và thấy cần thiết có thể triệu tập họp cổ đông bất thường và hội đồng quản trị sẽ đưa ra quyết định tăng cường bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng nhiều cách.

- Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. - Liên doanh,liên kết với các đối tác.

- Phát hành thêm cổ phần, trái phiếu doanh nghiệp hoặc huy động vốn nhàn rỗi của CBCNV trong công ty đây là cách làm mang lại hiệu quả và tốt nhất đối với doanh nghiệp, vì như thế công ty đã huy động được chính sức mạnh nội lực của doanh nghiệp mình, không bị động về nguồn vốn .

2.Về quản lý nguồn nhân lực

Trong một doanh nghiệp yếu tố con người (nguồn nhân lực ) là rất quan trọng đây là 1 yếu tố thành công hay thất bại của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp phải chủ động trong khâu tổ chức lao động, sắp xếp bố trí hợp lý nhằm phát huy hết sở trường của từng người. Doanh nghiệp cũng cần phải có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, như đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo cho người được đào tạo tiến xa hơn trong chuyên môn nghiệp vụ của mình. Có nhiều hình thức đào tạo khác nhau như:

- Tổ chức và mời các thầy giáo, chuyên gia hoặc nghệ nhân đến doanh nghiệp đào tạo bồi bổ kiến thức cho cán bộ công nhân viên.

- Phát tài liệu cho cán bộ công nhân viên được doanh nghiệp hướng dẫn và cán bộ công nhân viên tự nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ.

- Tuy nhiên các cách đào tạo trên ta có thể thấy cách doanh nghiệp tự tổ chức và mời các thầy giáo, chuyên gia, nghệ nhân đến giảng dạy tại chỗ là tốt nhất vì nó có các ưu thế như sau:

+ Đào tạo đúng với mục đích và nhu cầu mà doanh nghiệp đang cần.

+ cán bộ công nhân viên được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhưng vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp mình.

+ Tiết kiệm các chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Do vậy doanh nghiệp cần có các chính sách chế độ kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình, chú trọng vào các khâu đào tạo nguồn nhân lực mà doanh nghiệp cần thiết để sử dụng.

Để làm tốt công tác đãi ngộ cán bộ công nhân viên thì các doanh nghiệp cần thiết phải thành lập hội đồng khen thưởng kỷ luật của doanh nghiệp, hội đồng khen thưởng kỷ luật phải làm việc một cách chí công vô tư, không thiên vị một cá nhân một tập thể nào, đánh giá đúng hiện trạng, đúng công, đúng tội của từng người. Nhằm cổ vũ khuyến khích người lao động và răn đe những người ý thức chấp hành kỷ luật còn chưa cao. Hiện nay trong một số doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức khen thưởng thi đua khác nhau như:

+ Chấm công, chấm điểm, xếp loại, xếp hạng, phân loại.

+ Đánh giá các thành tích lao động và thành quả lao động của các cá nhân, tập thể mức độ hoàn thành công việc, ý thức giữ gìn của công, tinh thần trách nhiệm trong doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp cũng cần có nhiều hình thức đãi ngộ người lao động như: - Thưởng lương

- Tặng giấy khen của doanh nghiệp.

- Thưởng thêm ngày nghỉ (áp dụng cho các lao động đã công tác và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều năm. Ví dụ: cứ 5 năm công tác thưởng thêm một ngày phép…)

- Cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, du lịch…

Đó cũng là những chính sách đãi ngộ rất cần thiết đối với người lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng, khuyến khích động viên kịp thời sẽ tạo ra tinh thần hăng hái lao động sản xuất kinh doanh.

Tuyển dụng mới phải ưu tiên cho những người đã được đào tạo cơ bản trong các trường lớp, xét lấy từ người có tiêu chuẩn cao nhất, và đây cũng là 1 nguồn lao động quí giá đối với doanh nghiệp. Những người đã được đào tạo rồi doanh nghiệp sẽ không mất tiền và thời gian cử đi nữa như vậy cũng sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều về tiền bạc cũng như thời gian.

- Có những chính sách đãi ngộ người lao động thoả đáng, khuyến khích sự sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của một người trong doanh nghiệp nên tạo ra một quỹ khen thưởng để khuyến khích mọi người nêu cao tinh thần tự chủ.

- Xử lý nghiêm minh, công bằng những người vi phạm chế độ, nội quy lao động.

3.Công tác lãnh đạo :

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì cán bộ quản lý là 1 khâu then chốt trong doanh nghiệp , nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp .

Cán bộ quản trình độ quá yếu kém, không đáp ứng yêu cầu của công việc đề ra sẽ là nguyên nhân dẫn đến công tác kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí làm thâm hụt vốn dẫn đến phá sản, làm thiệt hại nặng nề đến tài sản của doanh nghiệp. Cán bộ quản lý kém năng lực không thể xây dựng được các kế hoạch chiến lược phát triển của doanh nghiệp , không thể tổ chức sắp xếp và lên các kế hoạch kinh doanh như thế nào cho có hiệu quả.

Do vậy công tác lãnh đạo quản lý cực kỳ quan trọng, đây chính là những người vạch kế hoạch chiến lược cho công ty. Kinh doanh như thế nào, kinh

doanh cái gì, những mặt hàng nào thì phù hợp với nhu cầu , thị hiếu, phong tục, tập quán… của người tiêu dùng , vốn bỏ ra thì sẽ sinh lời được bao nhiêu, chu kỳ quay của đồng vốn như thế nào là nhanh nhất.

Lãnh đạo phải là người đi sâu sát với công việc nắm được tâm lý nguyện vọng của cấp dưới, biết cách tổ chức sắp xếp công việc, biết huy động sức mạnh đoàn kết trong doanh nghiệp, dám nghĩ dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình đưa ra.

Do vậy cần phải xây dựng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, bổ xung , điều chỉnh hoặc sắp xếp lại người làm công tác quản lý nếu thấy cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tỉnh Lào Cai (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w