Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường thẻ thanh toán và một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIỆT Á (VAB) chi nhánh Ba Đình Hà Nội (Trang 61 - 66)

Nguồn nhân lực của VAB hiện nay xét về trình độ là đảm bảo, hầu hết được đào tạo qua các trường đại học. Nguồn nhân lực là yếu tố trí tuệ vì thế nâng cao chất lượng nguồn lao động là đòi hỏi tất yếu trong kinh doanh thẻ.

Để phát huy nguồn nhân lực này cần phải tạo ra động lực để khuyến khích người lao động đồng thời phát triển nguồn theo hướng chuyên môn hóa và phân công lao động.

Nội dung của giải pháp:

Bước 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân viên làm căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên. Cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin định lượng và thông tin định tính.

Bảng 16: Cơ sở dữ liệu của nhân viên

Mã số tên Năm sinh Giới tính Trình độ Công việc đảm nhận Kinh nghiệm lương Ghi chú … A 1979 Nam ĐH NV tín dụng 3 7 triệu … … B 1982 Nữ ĐH NV giao dịch 2 4 triệu …

Các thông tin định lượng như trên giúp kiểm soát lao động về số lượng lao động giữa các bộ phận, giới tính, chi phí cho lương phải trả, số năm kinh nghiệm. Nhìn chung, bảng thông tin định lượng là cơ sở theo giõi về số lượng và chi phí cho nhân viên.

Thông tin định tính sẽ được thực hiện qua bảng theo dõi đánh giá công việc hoàn thành của nhân viên. Các chỉ tiêu định tính thường được đánh giá bao gồm: mức độ hoàn thành công việc, lượng công việc, khả năng tư duy, khả năng sáng

tạo, …các thông tin này được đánh giá trên các mức độ như xuất sắc, khá, đạt yêu cầu, dưới mức yêu cầu.

Ngoài ra có thể thu thập thêm các thông tin về tính cách, sở thích, quan niệm sống, quan hệ xã hội,…các thông tin này giúp cho quá trình bố trí nhân sự phù hợp, đúng đam mê và sở thích của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển toàn diện. Hiện nay, khi mà người lao động có nhu cầu phong phú và đa dạng, người ta không chỉ quan tâm đến đồng lương nhận được, mà ý thức về môi trường làm việc, môi trường cộng sự ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, xây dựng môi trường công sở văn minh lịch sự là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.

Bước 2: Thực hiện triển khai để tạo động lực cho người lao động.

Để tạo động lực bằng hệ thống các chính sách tài chính và phi tài chính. Các chính sách này phải rõ ràng về mục tiêu và chiến lược, xây dựng một nguồn tài chính riêng để thực hiện. Nhu cầu của con người được phân thành 5 loại theo Maslow bao gồm nhu cầu về thể chất sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm, nhu cầu về sự kính trọng, nhu cầu về sự tự hoàn thiện. Đáp ứng nhu cầu con người là khái niệm rộng lớn. Tuy nhiên, vận dụng các nhu cầu trên để tạo động lực cho người lao động cần hướng đến các nhu cầu cao cấp đó là nhu cầu về sự kính trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. Điều này có nghĩa là chi nhánh Ba Đình cần tạo ra một môi trường làm việc có sự tôn trọng, sẽ chia và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển khả năng của mình.

Sơ đồ 4: Mô tả các thành tổ tạo động lực của nhân viên

Tên nhân viên: A Vị trí đảm nhận: NV kinh doanh Mã số:…

Hướng đến một đội ngũ nhân viên đông đủ về số lượng và hoàn thiện về chất lượng cần xây dựng các mục tiêu thu hút lao động, chính sách nhân sự rõ ràng. Quá trình này bao gồm từ khâu lên kế hoạch tuyển dụng lao động, liên kết với các trường đại học để có được đội ngũ nhân viên mới có chất lượng. Một số trường đại học có thể cung ứng tốt về chất lượng nhân sự mà VAB cần liên kết để có chính sách thu hút đội ngũ này đó là khoa Marketing, khoa tài chính ngân hàng của các trường thuộc khối kinh tế, khoa tin học, kỹ thuật điện, tự động hóa của các trường thuộc khối kỹ thuật.

Bên cạnh việc thu hút nguồn nhân lực mới chi nhánh Ba Đình cần tiến hành đào tạo các chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng vị trí nhân viên như là chuyên viên thẻ, chuyên viên POS… các nhân viên cần được trang bị về

Mong muốn

Nhu cầu Giá trị

Được tôn trọng Thăng tiến Tự giác trong công việc Công bằng lao động Các hình thức tạo động lực Tăng lương Điều kiện làm việc

Tài chính Phi tài chính

Tiền thưởng Thể hiện sự

công bằng Phúc lợi Môi trường

làm việc

Cơ hội phát triển

ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, …Các chương trình đạo tạo cần được kết hợp trong quá trình làm việc. Cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và định kỳ do các chuyên gia có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Cử các nhân viên tham gia các khóa học trong nước và nước ngoài, các cuộc thi do hiệp hội liên ngân hàng tổ chức.

Ngoài các hoạt động trên chi nhánh Ba Đình cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo, các cuội họp của cấp quản lý với nhân viên… coi đó là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, phát huy ý kiến cá nhân và học tập lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Á đã khẳng định được tên tuổi, uy tín của mình trên thị trường. Là ngân hàng với cam kết cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, xứng đáng với Thương hiệu Việt ngành Tài chính – Bảo hiểm – Ngân hàng do người tiêu dùng bình chọn. Chi nhánh Ba Đình Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn, có đóng góp quan trọng vào sự thành công của VAB.

Bản chuyên đề trên mới chỉ đưa ra những bước phát triển sơ bộ về hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh Ba Đình Hà Nội, chưa thể đi sâu phân tích hết các vấn đề. Qua gần 2 năm phát triển, hoạt động kinh doanh thẻ đã đạt được nhiều kết quả mong muốn của ban lãnh đạo chi nhánh, xứng đáng với niền tin của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như thị phần thẻ còn ít (<1%), chưa đa dạng hóa các loại thẻ cũng như dịch vụ cao cấp. Những hạn chế này là tất yếu đối với 1 ngân hàng mà tuổi đời kinh doanh thẻ còn non trẻ. Cùng với thời gian, chi nhánh Ba Đình sẽ tạo ra những bước đột phá, để nắm bắt cơ hội xâm nhập sâu và rộng hơn trên thị trường thẻ thanh toán. Dựa trên những đánh giá về quá trình kinh doanh thẻ qua 2 năm của chi nhánh Ba Đình ngân hàng CPTM Việt Á, những biện pháp đề xuất nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, góp phần thực hiện kế hoạch ngân hàng đề ra đến năm 2010.

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã thu thập được nhiều kiến thức thực tế, giúp em có thể hoàn thành tốt bản chuyên đề này. Trong một chừng mực nhất định chuyên đề đã phần nào giải quyết được những vấn đề đặt ra nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu thêm về lý luận và thực tiễn.

Thay cho lời kết, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Ba Đình Hà Nội của ngân hàng Việt Á, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường thẻ thanh toán và một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIỆT Á (VAB) chi nhánh Ba Đình Hà Nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w