Ưu điểm và hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ tại VAB

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường thẻ thanh toán và một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIỆT Á (VAB) chi nhánh Ba Đình Hà Nội (Trang 46 - 49)

1.3.1 Ưu điểm

Trong môi trường cạnh tranh về thị trường thẻ khốc liệt, có nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay, chi nhánh Ba Đình Hà Nội - VAB đã có nhiều nỗ lực để cung cấp dịch vụ thẻ phục vụ khách hàng. Thành công của chi nhánh tập trung ở một số điểm chính sau:

Thị phần thẻ ngày càng gia tăng với tốc độ cao. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ sau gần 2 năm là khá tốt. Ngày càng có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm thẻ của VAB. Không chỉ dừng lại ở những khách hàng quen thuộc, VAB đã có thêm nhiều khách hàng mới nhờ các chính sách marketing đánh vào các thị trường phía bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Tốc độ thẻ phát hành tăng cao. Tốc độ tăng trong các giai đoạn phân tích đều lớn hơn 100%, bình quân mỗi năm số lượng thẻ phát hành tăng khoảng 300%. Đây

Đi kèm với sự gia tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được nâng cao, thông qua các dịch vụ cao cấp. Mặc dù không nhiều, nhưng VAB đã tạo ra được 2 dịch vụ cao cấp là nạp thẻ cào và thanh toán hóa đơn, nhờ đó mà tính năng của thẻ được đa dạng hơn.

Thành công của VAB là sự nỗ lực phấn đầu trong gần 2 năm của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên thuộc lĩnh vực thẻ và POS.

1.3.2 Hạn chế

Các điểm hạn chế nội bật trong kinh doanh thẻ của chi nhánh Ba Đình là đối tượng khách hàng, số lượng thẻ phát hành và thị phần.

Về đối tượng khách hàng

Hiện nay, khách hàng sử dụng thẻ của chi nhánh Ba Đình chủ yếu là vẫn là những khách hàng truyền thống đã thực hiện giao dịch tại VAB từ 2 cơ sở hợp nhất. Những khách hàng mới có một số lượng lớn là học sinh, sinh viên. Trong khi học sinh, sinh viên là đối tượng có số giao dịch không nhiều và số dư trong tài khoản ít.

Nguyên nhân của hạn chế này có nhiều, nhưng tập trung chính vào một số vấn đề chính như sau:

• Chính sách thẻ chưa tạo được nét nội trội so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay. Chính vì vậy, sức hấp dẫn trong các chương trình quảng cáo, marketing chưa cao, chưa lôi kéo được sự chú ý của bộ phận người dân hiện không sử dụng thẻ và bộ phận người dân sử dụng thẻ của các ngân hàng khác. Hoạt động marketing góp phần quảng bá thương hiệu VAB, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh thẻ, là mảng kinh doanh còn non trẻ, thì quảng cáo, marketing càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, VAB chưa tạo ra được bước đột phá và chưa tạo nên được tính hiệu quả trong

các hoạt động này. Thêm vào đó thì chi phí chi ra cho quảng cáo cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

• Uy tín tập trung theo vùng hoạt động, chưa lan tỏa ra các khu vực ảnh hưởng. Có nhiều thị trường tiềm năng như thị trường phía Bắc chưa được quan tâm đúng mức.

• Nguồn nhân lực tuy có trình độ nhưng kinh nghiệm hoạt động thực tế còn thiếu. Việc thiếu kinh nghiệm làm cho các chính sách đưa ra thiếu tính khả thi, thực hiện tốn kém.

Về số lượng thẻ phát hành và thị phần

Mặc dù tốc độ gia tăng số lượng thẻ phát hành là cao, nhưng số lượng thẻ phát

hành cho đến thời điểm 30/60/2008 là 16502 chiếc. Đây không phải là số lượng lớn.

Hiện nay, thị phần thẻ VietaCard vẫn thấp (<1%). Trong khi, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2007, cả nước có hơn 6,5 triệu tài khoản thẻ ATM các loại do 20 ngân hàng thương mại phát hành và thanh toán, được sử dụng tại trên 4.000 máy ATM đã lắp đặt trong cả nước và trên 21.000 thiết bị ngoại vi (POS). Điều này cho thấy, số lượng thẻ phát hành và thị phần của chi nhánh Ba Đình còn rất nhỏ hẹp. Một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

• Nguyên nhân về kỹ thuật. Là ngân hàng đi sau, đột phá về kỹ thuật thẻ là điều hết sức quan trọng để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng hiện nay, số máy ATM và các cơ sở chấp nhận thẻ của VAB ít hơn so với các ngân hàng khác. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu tập trung ở nguồn vốn đầu tư. Việc đầu tư cho máy ATM rất tốn kém. Để có được một máy ATM ngân hàng phải bỏ ra 20.000 - 30.000 USD, và 800 - 900USD cho một máy POS, đó là chưa kể đến các chi phí vận hành và bảo dưỡng thường xuyên. Để có được một mạng lưới máy ATM và POS phục vụ cho việc mở rộng thị trường thẻ

Thêm vào đó, kỹ thuật an toàn và bảo mật là hết sức quan trọng. Kỹ thật này đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật lành nghề để có thể tiếp thu, nghiên cứu, xử lý các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh thẻ. VAB là ngân hàng mới tham gia và thị trường thẻ. Hạn chế về đội ngũ nhân viên kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cung cấp.

• Nguyên nhân về các chức năng cao cấp của thẻ và tính đa dạng của thẻ. Hiện nay các ngân hàng lớn như ACB, Tech đều có tới 4 chức năng cao cấp là mua thẻ cao, thanh toán hóa đơn, dịch vụ ưu đãi và thấu chi trong khi đó thì VAB mới chỉ có 2 chức năng cao cấp.

Trong khi các ngân hàng khác cung cấp cả các thẻ ghi nợ quốc tế như Visa, Master...thì VAB chỉ có thẻ ghi nợ nội địa. Điều này làm hạn chế một số lượng khách quốc tế cũng như khách hàng Việt Nam hay đi công tác nước ngoài và những người đi xuất khẩu lao động. Như vậy các khách hàng đẳng cấp cũng sẽ không lựa chọn vietaCard vì không đáp ứng được yêu cầu của họ.

• Nguyên nhân từ chính sách marketing sản phẩm. Việc marketing hiện nay mà VAB áp dụng chưa phân biệt theo nhóm khách hàng. Do vậy, chưa thu hút được đối tượng khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường thẻ thanh toán và một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIỆT Á (VAB) chi nhánh Ba Đình Hà Nội (Trang 46 - 49)