D. Hớng dẫn học ở nhà :
Tiết 27 : thực hành nhận biết một vài dạng đột biến.
Ngày soạn :02/12/2008
I. Mục tiêu : HS phải :
- Nhận biết đợc một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.
- Nhận biết đợc hiện tợng mất đoạn và chuyển đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi (hoặc trên tiêu bản hiển vi).
- Biết cách sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản. II. Phơng tiện dạy học :
1.Tranh ảnh :
- Tranh ảnh cề các đột biến hình thái : thân, lá, bông, hạt ở lúa; hiện tợng bạch tạng ở lúa, chuột và ngời.
- Tranh ảnh về các kiểu đột biến NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lợng NST ở hành tây, hành ta, dâu tằm, da hấu...
2.Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm : Chuẩn bị theo nhóm :
- 2 tiêu bản hiển vi về :
+ Bộ NST bình thờng và bộ NST có hiện tợng mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở hành tây (hoặc hành ta).
+ Bộ NST lỡng bội (2n NST) tam bội (3n NST) và tứ bội (4n NST) ở da hấu. - 1 kính hiển vi quang học (có độ phóng đại 100 – 400 lần).
III. Cách tiến hành :
- Chia lớp thành nhóm (10 – 15 HS/nhóm) - GV thông báo mục tiêu của tiết thực hành - Nội dung thực hành:
1. Nhận biết các đột biến gen gây ra những biến đổi về hình thái :
- ở thực vật, trên tranh ảnh HS đối chiếu với dạng gốc để nhận biết đột biến bạch tạng, cây thấp, bông dài, lá đòng nằm ngang, hạt có râu, hạt dài.
- ở chuột : đột biến bạch tạng - ở gà : đột biến chân ngắn - ở ngời : bệnh bạch tạng
2. Nhận biết các đột biến cấu trúc NST.
a. Nhận biết qua tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST :
Trọng tâm của nội dung này là đột biến mất đoạn và chuyển đoạn vì đột biến lặp đoạn và đảo đoạn rất phức tạp.
b. Nhận biết một số kiểu đột biến cấu trúc NST trên tiêu bản hiển vi :
HS đối chiếu điều quan sát đợc trên tiêu bản hiển vi với ảnh chụp để nhận biết và vẽ lại. Chủ yếu quan sát kiểu mất đoạn và chuyển đoạn.
3. Nhận biết một số kiểu đột biến số lợng NST : a. Nhận biết hiện tợng dị bội và thể dị bội :
b. Nhận biết thể đa bội ở thực vật :
- So sánh hình thái thể đa bội với thể lỡng bội ở dâu tằm (lá), da hấu (quả).
- So sánh bộ NST lỡng bội và thể đa bội ở hành hoặc ở dâu tằm và da hấu (so sánh giữa ảnh chụp hiển vi với điều quan sát đợc trên kính hiển vi).
IV. Viết thu hoạch :
Sau khi quan sát HS đồng thời viết thu hoạch và báo cáo phần thu hoạch đợc theo mẫu (bảng 26 SGK).
V.Tổng kết thực hành :
- Nhận xét tinh thần, thái độ của các cá nhân trong giờ thực hành. - Kết quả bài thu hoạch sẽ là kết quả tờng trình .
GV công bố đáp án đúng→ các nhóm sửa chữa đánh giá chéo. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh